1. Tụt canxi được hiểu như nào?
Trong cơ thể người bình thường, canxi trong máu khoảng giá trị 8,8 - 10,4 mg/dL
Định nghĩa về tụt canxi trong máu: Nồng độ huyết thanh toàn phần nhỏ hơn 8,8 mg/dL trong điều kiện protein huyết tương bình thường, nồng độ ion canxi hóa nhỏ hơn 4,7 mg/dL.
2. Triệu chứng nhận biết
Một vài người không biết mình bị thiếu canxi do không có bất cứ biểu hiện nào. Nhưng, đa số những người mắc bệnh tụt canxi trong máu thường có biểu hiện như sau:
- Co cơ bắp
- Tụt huyết áp
- Khả năng ghi nhớ có biểu hiện bất thường
- Nói và nuốt không được dễ dàng
- Uể oải, mệt mỏi
- Cơ cứng cơ bắp
- Rối loạn thoái hóa chậm phát triển (Parkinson)
- Tâm trạng không được ổn định thường xuyên xảy ra âu lo, khó ở hay nặng hơn là trầm cảm
- Phù gai thị và sưng đĩa thị
- Sâu răng và bệnh nướu răng
- Hội chứng tiền kinh nguyệt
- Xương bị loãng, còi xương
Khi bị nặng sẽ dẫn đến:
- Rối loạn nhịp tim
- Co giật
- Co thắt thanh quản
- Suy tim sung huyết
Còn trong tình trạng bệnh kéo dài sẽ có dấu hiệu:
- Da khô ráp thiếu ẩm
- Tình trạng suy giảm trí nhớ
- Đục thủy tinh thể
- Móng tay yếu, dễ gãy
- Chàm
- Sỏi thận
3. Nguyên nhân gây tụt canxi
- Đầu tiên là do không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết: trẻ trong giai đoạn phát triển nhanh, sản phụ hay phụ nữ đang chăm con bằng sữa mẹ là những đối tượng cần có lượng canxi lớn. Khi đó, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng để không dẫn đến tình trạng tụt canxi.
- Giảm protein máu: khi canxi giảm dẫn đến protein cũng giảm, nhưng do lượng canxi ion hóa giữ nguyên do đó không thể hiện triệu chứng hạ canxi trên lâm sàng (hạ canxi máu giả tạo)
- Thiếu vitamin D: không được bổ sung đủ vitamin D hay hệ tiêu hóa kém hấp thu là nguyên nhân của hạ canxi máu. Tác dụng phụ của một số loại thuốc và ít tiếp xúc với mặt trời khiến cho vitamin D không thể chuyển hóa gây nên hạ canxi máu.
- Thiếu Magnesi: hệ tiêu hóa kém, uống nhiều rượu… làm cho nồng độ Magnesi trong máu giảm xuống, tình trạng này có liên quan đến sự thiếu PTH và dẫn đến các biểu hiện của tụt canxi máu.
- Bệnh lý tại thận
- Viêm tụy cấp
- Nguyên nhân khác: do tác dụng của thuốc gây nên, nhiễm trùng máu, gia tăng phosphat máu,...
4. Làm gì để phòng ngừa tình trạng tụt canxi trong máu
- Hàng ngày hãy dành ra 30 phút mỗi sáng để tắm nắng giúp cơ thể hấp thụ vitamin D từ đó giảm sự thiếu hụt canxi trong máu. Thời điểm tuyệt vời cho việc phơi nắng là trước 9h sáng và sau 15h chiều. Nhưng trong trường hợp da bạn có nguy cơ ung thư hoặc đang bị ung thư thì hãy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước nhé.
- Một chế độ ăn với dinh dưỡng phù hợp, hợp lý cung cấp đầy đủ lượng canxi mà cơ thể cần. Đa dạng nguồn thực phẩm giàu canxi như pho mát, sữa, ngũ cốc, sữa chua và rau có màu xanh đậm để hấp thụ được canxi nhanh nhất
- Tránh sử dụng những đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, đồ uống nồng độ cồn như bia rượu để không khiến cơ thể bị hạn chế khả năng hấp thu canxi trong cơ thể, hút thuốc lá sẽ đào thải canxi qua nước tiểu.
- Vận động: Thường xuyên tập thể dục, chạy bộ, nhảy dây, bơi… cải thiện sức khỏe và giúp xương chắc khỏe.
- Đến bệnh viện thăm khám nếu nhận thấy những dấu hiệu khác thường nghi ngờ thiếu canxi để kịp thời chữa trị.
5. Cách chữa bệnh tụt canxi
- Uống canxi thường xuyên là phương pháp đơn giản nhất để bổ sung canxi
- Đối với bệnh nhân hạ canxi cấp sẽ được chỉ định bổ sung canxi thông qua đường tĩnh mạch để bù đắp canxi nhanh nhất.
- Chữa trị bệnh nên gây nên tình trạng hạ canxi máu
Đối với những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh hạ canxi máu trở nặng, người nhà bệnh nhân nên tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng, tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng hướng.
Bên cạnh việc chữa trị theo liệu trình bằng thuốc thì việc tránh các chất kích thích bên ngoài rất quan trọng. Người bệnh nên giữ tinh thần lạc quan, tránh những áp lực, buồn phiền không đáng có để không làm cho bệnh tình trở nặng hơn. Một khi tinh thần khỏe mạnh thì sức khỏe cũng từ đó được nâng cao hơn.