Phụ Nữ Sức Khỏe

Tưởng nghẹt mũi bình thường, người đàn ông 34 tuổi chủ quan cho đến lúc phát hiện ung thư vòm họng

Nhầm tưởng bị cảm cúm, người đàn ông không đến bệnh viện để kiểm tra sớm, đến khi mũi bắt đầu chảy máu cam, anh mới đi khám thì đã quá muộn khi biết mình mắc phải ung thư.

Nhầm tưởng bệnh ung thư là bệnh cúm

Anh Nguyễn Văn V. 34 tuổi, trú tại Thanh Hà, Hải Dương từng chia sẻ, năm ngoái anh bị cảm cúm suốt 1 tháng lúc nào cũng cảm thấy bị ngạt mũi, nên anh đến quầy thuốc để mua thuốc trị ngạt và hít, nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm.
Hơn 1 tháng sau, khi thấy có hiện tượng chảy máu cam, anh V. mới đi kiểm tra. Lúc này bác sĩ nội soi vùng vòm họng và nghi ngờ có ung thư vòm họng vì có khối u trong vòm. Bác sĩ giới thiệu anh V. tới các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng hoặc ung thư để kiểm tra.

Khi đến bệnh viện chuyên khoa bác sĩ nội soi và bấm sinh thiết ngay tại vị trí u sùi cho kết quả ung thư vòm họng. Vị bác sĩ này cho biết, ung thư vòm họng là một trong số các bệnh ung thư của đầu-mặt-cổ. Vòm họng là phần trên của họng, nằm dưới nền sọ, trên vòm miệng, và phía sau mũi. Các lỗ mũi sau mở vào vòm họng. Vòm họng còn được gọi là họng-mũi.

Ung thư vòm họng xuất phát từ các tế bào biểu mô của vùng này với sự tăng trưởng vượt mức kiểm soát, xâm lấn các cấu trúc xung quanh, lan đến các hạch ở phần trên cổ và thậm chí lan đến những cơ quan khác của cơ thể.

Người đàn ông bị ung thư vòm họng nhầm tưởng bệnh cúm (Ảnh minh họa: Internet)

Dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng

Khó nuốt

Khó nuốt là một trong những biểu hiện sớm của bệnh. Bởi khi khối u hình thành và phát triển trong cổ họng, khối u sẽ làm cản trở thực phẩm khi đi qua cổ họng, khiến bệnh nhân có cảm giác đau, khó nuốt.

Bề mặt thanh quản bị khô ráp

Bạn cảm thấy có một bề mặt thô ráp trong cổ họng, gây cảm giác khó chịu. Dấu hiệu này sẽ xuất hiện khi bắt đầu bị bệnh và tiếp tục theo bạn trong suốt quá trình phát triển bệnh.

Giọng nói thay đổi

Khi khối u lớn lên có thể sẽ gây ảnh hưởng đến các dây thanh âm, dẫn đến giọng nói của bạn bị thay đổi.

Ho kéo dài

Nếu bạn bị ho liên tục, kéo dài và khi khỏi, giọng bạn bị khàn đi, thì bạn nên cảnh giác bởi đây có thể là một trong những dấu hiệu bị ung thư vòm họng.

Chảy máu cam

Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh. Bệnh nhân thường có biểu hiện chảy nước mũi một bên và kèm theo máu. Song nhiều người thường có thói quen nuốt nước mũi hoặc khạc nhổ ra bằng đường miệng dẫn đến dễ chẩn đoán nhầm bệnh.

Nổi hạch ở cổ

Do vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết khá phong phú, cho nên khi có sự xuất hiện của các tế bào ung thư, chúng sẽ nhanh chóng lan ra khắp cổ. Khi các tế bào ung thư phát triển hơn, sẽ xuất hiện các hạch cứng ở cổ mà không hề có cảm giác đau đớn gì.

Đối tượng nào có nguy cơ dễ mắc ung thư vòm họng?

Bệnh ung thư vòm họng có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

Người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào,... là những chất chứa nhiều hóa chất độc hại trong đó có tác hại kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư. Chúng không chỉ gây ảnh hưởng đến các cơ quan đường tiêu hóa và hô hấp như phổi, tim, gan mà nó còn là một trong những yếu tố đẩy bạn đến gần hơn với căn bệnh ung thư vòm họng.

Tiếp xúc với hóa chất độc hại

Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chỉ ra mối ảnh hưởng của các hóa chất độc hại đối với nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Khi di chuyển hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, có nhiều hóa chất độc hại, bạn cần trang bị các trang phục bảo hộ lao động tốt như áo quần bảo hộ, khẩu trang, mũ bảo hộ, mặt nạ phòng độc,... hạn chế tiếp xúc với các chất hóa học như asen, nito, photpho, benzene dạng vòng,...

Người thường xuyên ăn đồ muối lên men

Các thực phẩm lên men như dưa cà muối, cá muối, thịt muối, nem chua... gây ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày và vòm họng. Do đó, hạn chế ăn các thực phẩm muối lên men chính là việc quan trọng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng.

Thủy Mặc (TH)

Tin liên quan

Loại vi khuẩn gây ung thư 70% người Việt đều mang trong người, có thể lây sang 3 thói quen...

Những loại vi khuẩn này sẽ ký sinh trong mô niêm mạc dạ dày, sau đó kích thích và làm...

Mới: Phát hiện loại ung thư có thể duy truyền từ mẹ sang con, phụ nữ cần cẩn thận phòng...

Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Ung thư quốc gia Nhật Bản vừa công bố báo cáo khoa học...

Hai vợ chồng trẻ cùng nhận ‘án tử’ của ‘bệnh UNG THƯ HÔN NHÂN’, vì họ đã ăn quá nhiều...

Thời gian gần đây, 2 vợ chồng bị rối loạn dạ dày, tiêu chảy hoặc đại tiện khó, họ nghĩ...

Nói không với 7 thói quen xấu trong bữa tối để bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh về tiêu hóa...

Không nên nhịn ăn tối, ăn tối muộn, ăn quá no và nhiều thịt, chuyên gia dinh dưỡng khuyên để...

Dù là nam hay nữ, nếu xuất hiện '2 đau và ngứa' trên cơ thể thì nên đi khám ngay,...

Khi ung thư gan xuất hiện, cơ thể sẽ có những biểu hiện “thông báo” tình trạng bệnh, nhưng vì...

3 dấu hiệu trên quần lót có thể phụ nữ đã bị ung thư cổ tử cung, hãy nhanh chóng...

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ, căn bệnh chiếm tỉ lệ...

Người phụ nữ 48 tuổi bị ung thư thực quản do sở thích ăn uống hàng ngày, bác sĩ cảnh...

Bác sĩ cho biết không chỉ có người phụ nữ này, hầu hết giới trẻ ngày nay đều mắc sai...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

8 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

8 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

8 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

23 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

23 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

23 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 3 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 3 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình