Phát hiện loại bệnh ung thư lây truyền từ mẹ sang con
Theo thông tin từ trang Vietnamnet: 2 bệnh nhi 23 tháng và 6 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư phổi do hấp thụ tế bào ung thư cổ từ cung từ nước ối của mẹ trong quá trình sinh nở. Sau đó các tế bào ung thư sinh sôi, di chuyển gây ung thư phổi.
Kết quả phân tích gen di truyền của 2 bệnh nhi phát hiện DNA tế bào ung thư với các đột biến có vị trí sắp xếp giống hệt cơ thể mẹ.
Bệnh nhi 23 tháng tuổi được đưa đến viện do ho kéo dài suốt 2 tuần không đỡ. Hình ảnh chụp CT phát hiện một khối u dọc phế quản ở cả 2 phổi. Kết quả sinh thiết khẳng định, bé trai mắc ung thư không phải tế bào nhỏ.
Cậu bé chào đời ở tuần thứ 39 của thai kỳ. Mẹ cậu bé vốn có sức khoẻ tốt, từng có kết quả xét nghiệm âm tính với ung thư cổ từ cung trước khi sinh 7 tháng. Tuy nhiên 3 tháng sau sinh, cô được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung biểu mô tế bào vảy.
Do còn quá nhỏ, bệnh nhi chỉ được theo dõi thường xuyên, không can thiệp gì. Cho đến khi 3 tuổi, bác sĩ phát hiện chỉ có một số khối u thoái triển, một số khác tiếp tục lan rộng theo phế quản nên đã chỉ định dùng hóa trị. Dù vậy, trẻ không đáp ứng, bệnh tiếp tục tiến triển thêm.
Cuối cùng, các bác sĩ cho bệnh nhi thử nghiệm liệu pháp miễn dịch nivolumab. Sau 2 tuần, tất cả khối u co nhỏ lại và sau 14 chu kỳ điều trị kết hợp cắt bỏ tiểu thùy, cậu bé không bị tái phát bệnh.
Trường hợp thứ hai là bệnh nhi 6 tuổi, đến viện với biểu hiện đau tức ngực. Các bác sĩ phát hiện bên phổi trái có một khối u, chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến nhầy, một dạng của ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.
Khi đang mang bầu, mẹ cậu bé được phát hiện có polyp ở cổ tử cung, song kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung âm tính và khối u có vẻ ổn định. Nghĩ u lành tính, người mẹ quyết định sinh thường bé trai ở tuần thai thứ 38.
Trường hợp bệnh nhi 6 tuổi đã trải qua nhiều đợt hoá trị nhưng ung thư không thoái lui. Sau đó, cậu bé được phẫu thuật cắt toàn bộ phổi trái. 15 tháng sau, kết quả xét nghiệm không phát hiện tế bào ung thư.
Những căn bệnh có thể lây nhiễm từ mẹ sang con
Bệnh thủy đậu: Nếu mắc bệnh này trong thai kỳ có thể gây nên nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy, nếu khu vực bạn xảy ra nguồn bệnh hay có người quen thì bạn nên tìm đến các cơ quan y tế để được tư vấn và tầm soát xét nghiệm máu cần thiết, nhằm có biện pháp kịp thời cho cả bạn và bé.
Nhiễm khuẩn trong thai kỳ: đây có thể là một trong những triệu chứng do 1 nhóm virus Hepes gây ra, bệnh trạng này có thể khiến thai nhi mất thính lực khi sinh ra, suy giảm thị lực, mù lòa hoặc bị bệnh động kinh. Với căn bệnh này, có thể bạn không bị trước đó nhưng có thể nhiễm trong thai kỳ. Bởi vậy bạn có thể ngăn chặn nhiễm khuẩn bằng việc rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước nóng, không hôn lên mặt trẻ, không chia sẻ đồ ăn của mẹ cho bé.
Nhiễm trùng lây qua động vật: Các loại động vật nuôi trong nhà như chó, mèo, lợn có thể chứa các vi khuẩn như Toxoplasmis, Chlamydia Psitittaci, hoặc liên cầu khuẩn ở lợn. Khi tiếp xúc với lông chón, lông mèo hay những vi khuẩn bám trên những động vật này có thể gây nhiễm khuẩn và những vị khuẩn này xâm nhập vào cơ thể mẹ gây tổn hại đến bé như não, và các bộ phận khác.
Viêm gan B: Đây là một loại Virus lây nhiễm vào gan, người bệnh sẽ không có dấu hiệu của bệnh nhưng có thể lây truyền cho những người tiếp xúc và dùng chung đồ ăn của mình. Nếu mẹ bị nhiễm sẽ thường lây cho bé trong lúc sinh, nếu không xét nghiệm và tầm soát kịp thời sau 24h sau sinh để tiêm kháng thể miễn dịch thì bé có thể sẽ mắc gan bẩm sinh.
Viêm gan C: Đây là bệnh lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với máu người bị nhiễm, tuy nguy cơ lây lan thấp hơn Viêm gan B nhưng nếu có thể bạn cũng nên xét nghiệm máu trong quá trình mang thai để có biện pháp sớm nhất điều trị cho bé khi vừa chào đời.
Herpes trong thai kỳ: bệnh có thể gây nhiễm cho trẻ sơ sinh và quá trình sinh thường của mẹ. Bởi vậy, mẹ nếu bị nhiễm bệnh này thường được khuyến cáo sinh mổ. Bé bị lây nhiễm sẽ có thể ảnh hưởng đến gan, lá lách và não bộ, toàn thân có thể tàn phế hoặc chết.
HIV trong thời kỳ mang thai: Có nhiều trường hợp mẹ nhiễm HIV nhưng con không bị nhiễm, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên bạn nếu có nghi ngờ thì nên tiến hành xét nghiệm máu và nhận sự tư vấn của bác sĩ để hạn chế thấp nhất hiện tượng này.