Tại Việt Nam, hiện có khoảng 60-70% dân số bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). HP được xem là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày- tá tràng và ung thư dạ dày.
Điều đáng nói là loại vi khuẩn này có thể lây sang đường ăn uống. Ngoài niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP còn tồn tại trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh. Vì vậy, nếu trong quá trình ăn uống bạn không cẩn thận và có biện pháp bảo vệ thì rất dễ bị nhiễm virus.
Dưới đây là những cách ăn uống có thể lây nhiễm vi khuẩn HP, mọi người phải chú ý tránh xa.
Mớm thức ăn cho trẻ
Trẻ em là đối tượng có nhiều nguy cơ nhiễm HP. Trong thực tế, đã có những trẻ bị nhiễm HP khi mới 2 tuổi, nguyên nhân là do được mẹ mớm thức ăn. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo việc chung đụng đồ ăn ở trường lớp hay phụ huynh mớm cơm cho con ăn có thể sẽ mang vi khuẩn HP vào cơ thể trẻ.
Ngoài việc mớm thức ăn thì hôn môi ở trẻ nhỏ cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến vi khuẩn dễ lây sang trẻ. Bố mẹ khi chăm con cần hết sức cẩn thận với điều này.
Gắp thức ăn cho nhau
Gắp thức ăn mời nhau là một trong những cách bày tỏ sự hiếu khách của người Việt. Tuy nhiên, khi chúng ta dùng đũa của mình để gắp thức ăn cho người khác, vi khuẩn HP sẽ đi theo dịch tiêu hóa bám trên đũa và dính vào thức ăn của người đối diện, trong đó có thể là vi khuẩn HP, viêm gan A, viêm gan E, vi khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn quai bị.
Nếu bạn muốn gắp thức ăn cho người khác tốt nhất nên đổi một đôi đũa khác hoặc trở đầu đũa. Hơn nữa cũng không nên dùng chung chén nước chấm với người khác, kể cả các thành viên trong gia đình.
Thói quen ăn mặn và thực phẩm lên men
Thói quen sử dụng đồ mặn, thực phẩm lên men như dưa muối, thịt hun khói... có thể làm cho thực phẩm bị biến chất, sau đó tạo điều kiện vi khuẩn HP thì dễ phát sinh ung thư hơn. Chính vì thế, tất cả mọi người, đặc biệt là người bị nhiễm HP cần tránh ăn đồ chua cay, tránh ăn mặn.
Triệu chứng ban đầu khi nhiễm vi khuẩn HP
Đau bụng
Người bệnh nhiễm khuẩn Hp thường có dấu hiệu đau bụng, nhất là đau ở vùng thượng vị. Ngoài cảm giác đau quặn thắt bệnh nhân còn thấy nóng rát, cơn đau khó chịu này xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào nhưng thường xảy ra nhiều nhất lúc bụng đói hoặc sau khi dùng bữa.
Cảm giác chướng bụng, đầy hơi
Vi khuẩn Hp làm cho người bệnh có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, mặc dù dạ dày lúc này đang rỗng. Triệu chứng này thường tìm thấy ở thời điểm lúc đói, sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Đặc biệt sẽ rõ ràng hơn sau khi người bệnh ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào hay sử dụng bia rượu… Đây cũng là lý do khiến người bệnh tít khi cảm thấy đói bụng, khi ăn cũng ăn với một lượng rất nhỏ.
Ợ nóng và trào ngược
Ợ nóng và cảm giác trào ngược là một trong những triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp phổ biến. Ợ nóng kéo theo cảm giác đau rát từ bụng đến cổ khiến người bệnh rất khó chịu.
Buồn nôn, nôn ói thường xuyên
Có thể bạn bị nhiễm vi khuẩn Hp khi phát hiện thấy bản thân có dấu hiệu buồn nôn và nôn ói thường xuyên. Khi nôn không ra thức ăn mà chủ yếu là nước và chất dịch ở dạ dày, chất nôn có màu thẫm gần như đen. Đó có thể là máu đông ở vết loét dạ dày cho vi khuẩn Hp gây nên.