Mới đây, trên mạng xã hội đang xôn xao với đoạn clip ghi một nam thanh niên bất ngờ lao đầu vào bánh sau xe buýt tử vong thương tâm. Toàn bộ sự việc được một camera an ninh của nhà dân bên đường ghi lại.
Theo nội dung của đoạn clip, một thanh niên mặc quần đen, áo phông đen đang lững thững đi bộ trên vỉa hè và dừng lại ở cột báo điểm xe buýt bên đường. Lúc này, chiếc xe buýt số 29 (chợ Nông sản Thủ Đức - Cát Lái) đi tới, nam thanh niên này bất ngờ nhảy ra đường, lao đầu vào bánh sau xe buýt dẫn đến tử vong thương tâm.
Trước đó, ở một số nhóm trên mạng xã hội có đưa tin tìm người bỏ nhà đi, theo mô tả phù hợp với nhận diện của nạn nhân. Thông tin tìm kiếm còn cho biết, nam thanh niên bị rối loạn lo âu.
Đây rất có thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chuyện tự tử thương tâm này. Vậy chứng rối loạn lo âu là gì, đáng sợ như thế nào... Căn bệnh rất phổ biến vào thời hiện đại này thực sự không thể chủ quan.
Rối loạn lo âu là bệnh gì?
Rối loạn lo âu là một trong những dạng rối loạn tâm lý phổ biến. Người bệnh thường có cảm giác lo lắng quá mức đối với một tình huống hoặc sự việc, thậm chí có thể lo lắng rất vô lý. Nếu tình trạng này kéo dài và lặp lại nhiều lần có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân.
Các triệu chứng rối loạn lo âu
Các triệu chứng rối loạn lo âu có thể xuất hiện dưới nhiều cách khác nhau, có thể là đột ngột hoặc từ từ và kéo dài cho đến khi người bệnh nhận ra các triệu chứng. Do vậy cần theo dõi các triệu chứng của bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị.
Những triệu chứng rối loạn lo âu thường xuất hiện gồm:
Căng thẳng, lo lắng quá mức: Đây là triệu chứng điển hình của chứng rối loạn lo âu, ảnh hưởng đến cảm xúc của chính người bệnh và những người xung quanh;
Đứng ngồi không yên: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất khi người bệnh bị căng thẳng và lo âu quá mức. Bệnh nhân sẽ không giữ được bình tĩnh, nói nhiều, đi lại liên tục, não bộ không thể suy nghĩ được;
Khả năng tập trung kém: Căng thẳng kéo dài sẽ gây mất khả năng tập trung. Trong trường hợp nặng, căng thẳng và lo lắng quá mức có thể gây suy giảm trí nhớ;
Cảm thấy sợ hãi vô lý: Người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác sợ hãi nhưng không rõ nguyên nhân gây sợ là gì, sợ hãi lâu ngày có thể trở thành một vấn đề tâm lý cực kỳ nghiêm trọng như ám ảnh. Thông thường, người bệnh không phát hiện triệu chứng này đến khi đối mặt với tình huống cụ thể và không có khả năng khắc phục được nỗi sợ hãi;
Tim đập nhanh, mạnh, hít thở không sâu, thở gấp, run tay, run chân, ra mồ hôi nhiều, tê buốt tay, chân, đi tiểu nhiều lần;
Cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau mỏi xương khớp, cơ bắp, dây chằng.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu
Nguyên nhân rối loạn lo âu có thể liên quan đến hóa chất trong não (chất dẫn truyền thần kinh), chẳng hạn như dopamine, serotonin và norepinephrine. Có khả năng tình trạng này có nhiều nguyên nhân có thể bao gồm di truyền học, kinh nghiệm sống và các tình huống gây căng thẳng.
Một số điều kiện sức khỏe thể chất có liên quan với lo âu. Các ví dụ bao gồm:
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
- Bệnh tim.
- Suy giáp hoặc cường giáp.
- Thời kỳ mãn kinh.
Các yếu tố nguy cơ
Những điều có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn lo âu, bao gồm:
- Là phụ nữ. Phụ nữ hơn hai lần nhiều hơn nam giới được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát.
- Chấn thương thời thơ ấu. Những trẻ em đã phải chịu đựng sự lạm dụng hoặc chấn thương, bao gồm cả chứng kiến sự kiện chấn thương, có nguy cơ cao phát triển rối loạn lo âu tổng quát tại một số thời điểm trong cuộc sống.
- Bệnh tật. Có một tình trạng bệnh mãn tính hay bệnh tật nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư, có thể dẫn đến nỗi lo thường trực về tương lai, điều trị và tài chính.
- Căng thẳng. Một sự kiện lớn hoặc một số tình huống căng thẳng nhỏ hơn có thể gây ra lo lắng quá mức.
- Nhân cách một số người dễ bị rối loạn lo âu hơn những người khác. Ngoài ra, một số rối loạn nhân cách, chẳng hạn như rối loạn nhân cách ranh giới, cũng có thể được liên kết đến rối loạn lo âu.
- Di truyền học. Rối loạn lo âu có thể di truyền trong gia đình.
- Lạm dụng lạm dụng ma túy hoặc rượu có thể làm trầm trọng thêm rối loạn lo âu. Caffeine và nicotine cũng có thể làm tăng sự lo lắng.
Phòng ngừa rối loạn lo âu
- Sắp xếp giữa công việc, học tập, thư giãn phù hợp và khoa;
- Tập thể dục 30-45 phút mỗi ngày;
- Nên chia sẻ với người thân, bạn bè khi có các vấn đề căng thẳng stress, lo âu mất ngủ,... hay tìm gặp các chuyên gia tâm lý để trị liệu;
- Sử dụng các loại vitamin, khoáng chất;
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học.