Đi đại tiền là một nhu cầu bức thiết giúp cơ thể đào thải các chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Thông thường, việc đi tiêu của bạn diễn ra với một tần suất nhất định. Tuy nhiên, nếu bỗng nhiên đi cầu nhiều lần trong ngày, đó có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề mà bạn cần đặc biệt chú ý.
Trường hợp cô gái trong câu chuyện dưới đây sẽ khiến nhiều người sửng sốt khi 17 ngày mới đi vệ sinh một lần.
Theo chia sẻ của bác sĩ Khuyết Tráng Lý, bệnh viện Taipei City Hospital Renai, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nữ sống tại thành phố Đào Viên, Đài Loan.
Bệnh nhân nữ bị suy giảm hệ miễn dịch do táo bón trong thời gian dài, mỗi lần đi đại tiện phải ngồi ít nhất 1 tiếng đồng hồ, có lần 17 ngày cô mới đi vệ sinh một lần. Mỗi khi bị cảm sốt thì tình trạng của bệnh nhân càng trở nên nghiêm trọng, ngay cả làn da cũng khô nẻ cho dù cô nàng đều đặn bôi kem dưỡng ẩm.
Mãi đến tháng 10/2020 cô gái mới đến khám tại bệnh viện Taipei City Hospital Renai. Sau khi kiểm tra tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ Khuyết chẩn đoán cô gái mắc bệnh dài đại tràng (ruột già), manh tràng của bệnh nhân có dấu hiệu giãn do táo bón kéo dài, ép sát tim.
Bác sĩ Khuyết cho biết, triệu chứng của căn bệnh dài đại tràng được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1820 và kích thước của đại tràng rất khó xác định, có người sở hữu đại tràng có kích thước 109cm - 169cm. Hiện tại, đại tràng dài được biết đến là căn bệnh bẩm sinh.
Bệnh giãn đại tràng bẩm sinh hay tên tiếng anh là Hirschsprung (HIRSH-sproongz) là tình trạng ảnh hưởng đến đại tràng (ruột già) và gây ra vấn đề với việc đi đại tiện đặc biệt là táo bón mạn tính.
Nguyên nhân gây bệnh chưa thực sự rõ ràng. Bệnh có thể liên quan đến đột biến gen. Hay một số tác giả cho rằng nguyên nhân là do ruột thiếu tế bào thần kinh ở phần dưới của đại tràng. Nó gây ra bởi một khuyết tật bẩm sinh. Thông thường, ruột già di chuyển vật chất tiêu hóa qua ruột bằng một loạt các cơn co thắt gọi là nhu động.
Căn bệnh này chỉ tình trạng chiều dài của đại tràng ở một số người vượt quá giới hạn trung bình của đại tràng là 135cm đến 150cm. Bệnh có thể được phát hiện thông qua chụp X-quang hoặc MRI và thường được phát hiện một cách tình cờ khi bệnh nhân thực hiện các kỹ thuật trên để chẩn đoán một căn bệnh nào khác. Trong hầu hết các trường hợp chứng đại tràng dài thường xảy ra ở đại tràng bên trái.
Ngước mắc bệnh Hirschsprung đang thiếu những dây thần kinh này dọc theo một phần chiều dài của dấu hai chấm. Điều này ngăn chặn đại tràng thư giãn, có thể gây ra tắc nghẽn vật liệu tiêu hóa và làm cho nó khó đi qua. Các dây thần kinh trong đại tràng kiểm soát các cơn co thắt cơ bắp di chuyển thức ăn qua ruột. Không có các cơn co thắt, phân vẫn ở trong ruột già.
Nhận biết triệu chứng của bệnh dài đại tràng
Táo bón là triệu chứng đặc trưng nhất của căn bệnh này. Thông thường khi đi qua đại tràng phần thức ăn sẽ được hút bớt nước, tiêu hóa nốt chất dinh dưỡng còn lại và chuyển hóa thành phân. Tuy nhiên do đại tràng dài, phân phải di chuyển trong đại tràng lâu hơn dẫn đến bị hút nước nhiều hơn và trở nên khô cứng. Từ đó dẫn đến chứng táo bón. Biểu hiện táo bón ở bệnh nhân có thể diễn ra không thường xuyên hoặc nặng hơn có thể trở thành kinh niên.
Hiến gặp hơn là các biểu hiện đau bụng và nôn ói xảy ra khi đại tràng dài gây xoắn hoặc nghẹt ruột. Đây là biểu hiện có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu bệnh nhân không được chữa trị kịp thời.
Bác sĩ Khuyết cho rằng trong điều trị nội khoa, đối với căn bệnh táo bón, bạn có thể ăn các loại ngũ cốc giàu chất xơ, uống nhiều nước và dùng các loại thuốc thúc đẩy nhu động ruột đường tiêu hóa. Ngoài ra, thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng chẳng hạn như đi bộ và massage bụng. Trong điều trị ngoại khoa, nếu đại tràng dài gây xoắn ruột và đau dữ dội thì bệnh nhân cần phải tiến hành phẫu thuật, bởi đây là trường hợp khẩn cấp có thể gây tử vong.