Phụ Nữ Sức Khỏe

Từ vụ cháu bé bị co giật ở sân vận động Thiên Trường: Sơ cứu như thế nào?

Hình ảnh cảnh sát cơ động lấy ngón tay cho vào miệng cháu bé để bé khỏi cắn lưỡi cấp cứu cơn co giật cho bé tại sân vận động Thiên Trường, Nam Định khiến hàng nghìn người chia sẻ. Tuy nhiên về chuyên môn các bác sĩ cho rằng hình ảnh đẹp còn sơ cứu chưa đúng.

Sơ cứu co giật

Theo bác sĩ Trương Hoàng Hưng, hiện công tác tại Mỹ, cơn co giật toàn thể là một tình trạng co giật cơ tần suất cao và kéo dài. Khi co giật như vậy, người bệnh thường mất tri giác, ngừng hô hấp (các cơ hô hấp co giật liên tục hay co cứng nên phổi không giãn nở được), tăng tiết đàm nhớt đường hô hấp và không nuốt được gây sùi bọt mép, mắt trợn, tím tái.

Co giật hay gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng tới 5 tuổi, bị co giật do sốt cao lành tính, thường kéo dài dưới 5 phút, không để di chứng. Tuy nhiên nếu không xử trí cơn co giật đúng, có thể gây các biến chứng không nên có.

so cuu co giat
Sơ cứu co giật như thế nào? - Ảnh: Internet

Theo đó, bác sĩ Hưng cho biết cách sơ cứu người bị co giật như sau:

Khi gặp một người co giật, những người xung quanh cần bình tĩnh, chừa một không gian đủ lớn cho người co giật, giữ khoảng cách giữa mọi người xung quanh và người đang co giật. Người đang co giật mất tri giác, có thể gây tổn thương tới người xung quanh.

Bảo đảm môi trường an toàn cho người co giật được co giật trong an toàn. Tránh xa vùng có nước, điện, thuỷ tinh, vật sắc nhọn, đồ dùng có thể ngã đổ gây chấn thương. Kê vật mềm dưới đầu người co giật để tránh chấn thương đầu trong lúc co giật.

Cần nới lỏng quần áo quanh cổ, nữ trang, caravat nếu cần để không bị quấn chặt cổ gây nghẹt thở cho nạn nhân. 

Khi bệnh nhân đã ngưng co giật, xoay bệnh nhân nằm nghiêng để làm thông thoáng đường thở, đàm nhớt sẽ chảy ra bên ngoài miệng tránh việc hít sặc nước bọt của chính mình. Khi trẻ con sặc sữa cũng nằm nghiêng là vì lý do này.

Sau khi người co giật tỉnh lại, đừng bỏ người ta một mình mà phải theo dõi xem đã hồi phục tri giác chưa, có yếu cơ hay liệt không, không cho ăn uống gì cho tới khi chắc chắn đã hồi phục. Giải thích cho người bị co giật chuyện gì đã xảy ra.

Nghiêm cấm điều gì?

Đặc biệt bác sĩ Hưng nhấn mạnh không đưa bất cứ vật gì vào miệng, không có tác dụng gì nhưng có nguy cơ tổn thương niêm mạc miệng, gãy răng gây hít sặc nhất là trẻ nhỏ còn răng sữa chưa ổn định. Tuyệt đối không nặn chanh vào miệng, người co giật đang mất ý thức sẽ không nuốt được và sặc vào phổi gây viêm phổi, suy hô hấp. Ghi lại thời gian co giật nếu có thể.

Bác sĩ Hưng cho biết tuyệt đối không đè chặt nạn nhân vì co giật cơ là tự phát không ý thức, đè chặt hay trói người bệnh không hề làm ngưng co giật mà sẽ gây chấn thương cho người co giật, tôi đã gặp người nhà cố sống cố chết đè người co giật làm bị té và chấn thương đầu.

so cuu co giat 2
Làm gì khi trẻ co giật - Ảnh minh họa: Internet

Khi nạn nhân co giật lần đầu tiên, co giật hơn 5 phút, co giật hơn 1 lần, đợt này tiếp ngay sau đợt khác, người co giật không tỉnh lại sau khi co giật đã chấm dứt và bị chấn thương khi đang co giật cần nhanh chóng gọi xe cấp cứu để đưa nạn nhân vào bệnh viện.

Trường hợp cháu bé ở Thiên Trường Nam Định vì sợ cắn phải lưỡi nên cảnh sát cơ động đút ngón tay vào miệng cháu bé. Tuy nhiên bác sĩ Hưng cho rằng việc chèn vật hay ngón tay vào giữa hàm răng người đang co giật là vô bổ vì không có tác dụng gì, mà sẽ gây chấn thương rách niêm mạc miệng, gãy răng, gây hít sặc vào phổi, chấn thương ngón tay, tăng nguy cơ nhiễm bệnh qua lại giữa người bị co giật và người cấp cứu. 

Việc người co giật cắn lưỡi không thể gây tử vong ngay được. Một khảo sát trên 106 trẻ bị co giật thì có 8 trẻ cắn lưỡi, tất cả là vùng viền hai bên lưỡi vì khi co giật thường thụt nhẹ vào.

Việc cố chèn trong lúc 2 hàm răng bệnh nhân đang cắn chặt có thể làm gãy răng hay làm tụt răng (giả) vào trong thì nguy hiểm bội phần. Cố chèn trong lúc 2 hàm răng đang nghiến chặt có thể làm sai khớp thái dương-hàm. Việc đưa ngón tay của mình vào cho bệnh nhân cắn cũng nguy hiểm hơn.

Bảo Lâm

Tin liên quan

Tác dụng của cây nha đam không phải ai cũng biết

Cây nha đam là loại thực vật có rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe con người. Nhưng...

Chanh: thanh nhiệt, sát khuẩn

Theo Đông y, tất cả các bộ phận của cây chanh đều là những vị thuốc tốt trong y học...

Cách phòng ngừa viêm gan A

Được biết, trẻ nhỏ rất dễ mắc phải viêm gan siêu vi A. Vậy bác sĩ có thể giải thích...

Liên hệ đáng sợ giữa tiền tiểu đường và dạng ung thư "sát thủ"

Chỉ cần đường huyết hơi cao, mới ở mức tiền tiểu đường chứ chưa hẳn thành bệnh, bạn đã tăng...

Những thực phẩm ăn quá nhiều sẽ nguy hiểm

Nước, táo, chuối hay cá rất tốt và quan trọng cho cơ thể, nhưng cũng như mọi điều trong cuộc...

Viêm da cơ địa ở người lớn không nguy hiểm nếu chữa đúng cách

Viêm da cơ địa là bệnh lý ngoài da rất dễ gặp ở nhiều người. Viêm da cơ địa tuy...

Bật mí những lợi ích của ớt chuông mà bạn không ngờ đến

Ớt chuông còn mang lại những lợi ích cho sức khỏe như giúp giảm các vấn đề về dạ dày,...

Tin mới nhất

Bật mí cách làm son bằng củ dền đơn giản tại nhà

3 giờ trước

Khi tắm, phụ nữ cần xoa bóp các bộ phận này nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe dạ dày...

3 giờ trước

Việt Nam chính thức được cấp phép lưu hành vaccine phòng sốt xuất huyết

3 giờ trước

Làm thế nào để ngủ được, ngon và sâu giấc?

7 giờ trước

Cách làm son môi từ cà chua cực đơn giản tại nhà

7 giờ trước

5 lời khuyên quan trọng phòng ngừa ung thư miệng và những dấu hiệu cần chú ý

7 giờ trước

8 lợi ích của việc đi bộ hơn 10.000 bước mỗi ngày

7 giờ trước

Bỏ một ít kem đánh răng vào nước vo gạo, bất ngờ về điều kỳ diệu mà bạn thấy trong...

7 giờ trước

Uống nước mía có tăng cân không?

1 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình