Viêm da cơ địa là bệnh lý ngoài da rất dễ gặp ở nhiều người. Viêm da cơ địa tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách cũng có thể gây ra những hậu quả xấu. Chính vì vậy, khi bị mắc viêm da cơ địa, người bệnh không nên xem thường.
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa ở người lớn được xem là một dạng viêm da phổ biến, và là bệnh mạn tính. Viêm da cơ địa xuất hiện từ thời thơ ấu và sẽ theo người bệnh đến già, gây ra ngứa ngáy, khó chịu.
Viêm da cơ địa ở người lớn nếu không điều trị đúng cách và đúng thời điểm có thể còn diễn biến nghiêm trọng khó lường.
Nguyên nhân viêm da cơ địa ở người lớn
Viêm da cơ địa ở người lớn được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, theo các bác sĩ da liễu thì chính mối quan hệ huyết thống giữa những người thân trong gia đình, đặc biệt là gen di truyền mới là nguyên nhân chính gây viêm da cơ địa ở người lớn.
Viêm da cơ địa có lây không? Viêm da cơ địa về cơ bản nó không phải bệnh lây nhiễm nhưng lại là bệnh có khả năng di truyền cao. Theo thống kê từ các tổ chức y tế uy tín, nếu gia đình có cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì khả năng con sinh ra mắc phải căn bệnh này tỷ lệ chiếm tới 80%. Và có khoảng 60% người trưởng thành bị viêm da cơ địa có con cũng mắc bệnh.
Bên cạnh đó, nguyên nhân còn có sự góp phần của các tác nhân bên ngoài như:
+ Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm không khí kèm theo khói bụi và các chất độc hại từ môi trường làm việc, thói quen ăn uống cũng là yếu tố tác động đến quá trình khởi phát viêm da cơ địa ở người lớn.
+ Dị ứng hóa chất: Việc phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nước tẩy rửa công nghiệp cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa ở người lớn.
+ Dị ứng với thức ăn, dị ứng với các chất dị nguyên có trong quần áo, hay lông động vật,… cũng làm bệnh viêm da cơ địa có điều kiện để bộc phát.
Dị ứng thời tiết, đặc biệt là vào thời điểm chuyển mùa.
Ngoài ra, một số nghiên cứu về bệnh học viêm da cơ địa ở bệnh nhân trưởng thành còn chỉ ra rằng, viêm da cơ địa ở người lớn cũng có thể là do:
+ Bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc các bệnh như bệnh viêm mũi dị ứng (nằm trong thể viêm da cơ địa dị ứng), viêm xoang, hen suyễn, bệnh mề đay mẩn ngứa, dị ứng thuốc.
+ Căng thẳng, stress: Hai yếu tố tác động này nếu không được giải quyết sớm, về lâu dài có thể kích hoạt những gen bệnh ngủ bên trong bùng phát.
+ Hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu: Cơ thể suy nhược cũng sẽ tạo điều kiện cho yếu tố bệnh phát triển.
Triệu chứng viêm da cơ địa ở người lớn như thế nào?
Triệu chứng viêm da cơ địa ở người lớn sẽ có biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ bệnh của mỗi người. Nhưng ở thanh thiếu niên và người lớn biểu hiện viêm da cơ địa thường gặp là:
+ Da thường xuất hiện nhiều mụn nước và vết sần đỏ dẹt gây cảm giác ngứa ngáy, có khi ngứa nhức nhối.
+ Da khô do mất nước kèm theo cảm giác ngứa
ngáy và khó chịu.
+ Viêm da cơ địa ở tay, viêm da cơ địa ở chân trên da có chỗ bị hình thành mảng lichen hóa ở lòng bàn chân và bàn tay xuất hiện những mảng da dày.
+ Dù không bị thiếu nước hay thời tiết lạnh nhưng da môi bị bong vảy.
+ Lông mi thưa và phần nang lông có sừng dày
+ Viêm da cơ địa ở mặt, có khi vùng mi mắt dưới có sự hiện diện của các nếp gấp, viêm kết mạc tái diễn có thể gây đục thủy tinh thể hoặc lộn mi.
Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
Viêm da cơ địa thường phát ra thành từng đợt sau đó tự thuyên giảm, nếu ở thể viêm da cơ địa nhẹ thì đa số không gây ra biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngứa và phải gãi nhiều, móng tay dài, nhọn và kém vệ sinh có thể gây nhiễm trùng da. Cấu trúc vùng da bị phá vỡ, lở loét và vết nứt da bị lây nhiễm bởi chủng vi sinh vật thường trú trên da hay cả vi khuẩn ngoại lai.
Do đó, khi vết thương trên da lành lặn trở lại có thể để lại sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ.
Trường hợp bị bội nhiễm thêm virus gây hội chứng Kaposi-juliusberg (hay eczema herpeticum) khá nặng nề, biểu hiện có sốt, mệt mỏi, mụn nước trên da, tổn thương nội tạng... tỉ lệ tử vong từ 1-9%.
Ngoài ra, do bệnh lý mạn tính kéo dài nhiều năm, nếu điều trị sai, lạm dụng các thuốc bôi hoặc uống có Corticoid có thể dẫn đến tình trạng đỏ da toàn thân. Toàn thân người bệnh đỏ, có thể có những đợt sốt, rét run, ngứa thường xuyên...
Viêm da cơ địa ở vùng da xung quanh mắt làm cho người bệnh ngứa, khó chịu, da quanh mắt thâm do gãi thường xuyên ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Do gãi nhiều gây các vết xước trên da có thể nhiễm trùng.
Các biến chứng mắt bao gồm chảy nước mắt liên tục, viêm mí mắt và viêm kết mạc. Nếu nghi ngờ biến chứng mắt, cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Cách điều trị viêm da cơ địa ở người lớn
Nếu bị viêm da cơ địa nhẹ, người bệnh có thể điều trị bằng các phương pháp đơn giản như:
Dùng thuốc điều trị tại chỗ
Các loại thuốc viêm da cơ địa có bán ở các nhà thuốc. Người bệnh có thể tìm các loại thuốc có chứa corticoid có hoạt tính trung bình như Desonid và Clobetason butyrat.
Nếu trường hợp viêm da cơ địa ở thể nặng, kèm theo biểu hiện tổn thương lichen hóa, thì bệnh nhân có thể dùng thuốc corticoid có hoạt tính mạnh hơn như Clobetasol propionat.
Một số loại thuốc khác điều trị viêm da cơ địa ở người lớn như:
Thuốc mỡ corticoid có kháng sinh: Thuốc có tác dụng chống nhiễm khuẩn ở vùng da bị bệnh
Thuốc đắp: Người bệnh có thể sử dụng dung dịch Jarish, thuốc tím 1/10.000 hoặc nước muối sinh lý 0.9% đắp lên vùng da bị viêm.
Thuốc bôi: Thuốc mỡ salicyle 5% hoặc 10%, goudron, crysophanic và ichthyol,…có tác dụng làm mềm da và ngăn bệnh tiến triển.
Thuốc ức chế miễn dịch: Tacrolimus với nồng độ 0.003 – 0.1%.
Nếu trường hợp viêm da cơ địa ở người lớn tiến triển theo chiều hướng xấu, bị lây lan toàn thân thì bệnh nhân cần thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Một số loại thuốc điều trị viêm da cơ địa ở người lớn toàn thân:
+ Thuốc kháng histamin H1: Fexofenadin, Chlorpheniramin và Certerizin.
+ Thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn: Nhóm kháng sinh cephalosphorin thế hệ 1.
+ Thuốc corticoid dùng trong thời gian ngắn như thuốc Prednisolon.
+ Các loại thuốc khác như: Methotrexat và Cyclosporin
Sử dụng kem dưỡng ẩm
Triệu chứng viêm da cơ địa ở người lớn là da thường bị khô và gây ngứa. Do đó, bệnh nhân nên thoa kem dưỡng ẩm để cấp ẩm cho da, hạn chế tình trạng bong tróc, lên sừng da.
Tắm sạch sẽ
Theo các chuyên gia khoa da liễu, vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày sẽ giúp làm loại bỏ các vi khuẩn, là cách giúp làm giảm triệu chứng bệnh.
Khi bị mắc chứng viêm da cơ địa, người bệnh nên tắm bằng nước ấm cùng với xà phòng diệt khuẩn có chứa ít chất kiềm. Thời gian tắm tốt nhất chỉ nên từ 10 - 15 phút.
Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa ở người lớn
Bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng và thời gian dùng, tránh thuốc gây tác dụng phụ.
Đối với những vùng da bệnh nhạy cảm và mỏng như da mặt, cổ và vùng bẹn,… người bệnh chỉ nên dùng thuốc chứa corticoid có hoạt tính trung bình hoặc nhẹ. Và chỉ nên sử dụng trong vài ngày.
Người bệnh chỉ nên bôi thuốc lên da bị bệnh một lớp mỏng với lượng vừa đủ. Giảm liều thuốc khi thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Ngưng sử dụng thuốc nêu thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Viêm da cơ địa ở người lớn tuy không thể chữa khỏi nhưng nếu điều trị đúng cách có thể ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Viêm da cơ địa mang yếu tố di truyền, nên nếu cha mẹ bị mắc viêm da cơ địa thì con cái cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh viêm da cơ địa. Hãy chú ý tới các triệu chứng và có biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp để bệnh tình không phát triển nghiêm trọng.