Phụ Nữ Sức Khỏe

Từ sự việc học sinh nghi ngộ độc ở Hà Nội: Làm gì để an toàn cho trẻ khi dã ngoại?

Từ sự cố học sinh bị ngộ độc hàng loạt sau chuyến đi dã ngoại đã dấy lên hồi chuông cảnh báo đối với các nhà trường và ngành giáo dục về việc đảm bảo an toàn cho học sinh.

Ngày 28/3, Trường Tiểu học Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội tổ chức cho học sinh khối lớp 1 và lớp 2 đi trải nghiệm tại trang trại Cánh Buồm Xanh, Gia Lâm, Hà Nội. Khoảng 11h, học sinh ăn trưa tại trang trại. Các món ăn gồm cơm rang, gà phi lê chiên xù, khoai tây chiên, canh chua nấu thịt, bánh quy.

Tuy nhiên, khoảng 14h cùng ngày, đoàn về đến trường, một số học sinh đau bụng, nôn. Vài giờ sai, nhiều em khác cũng có biểu hiện tương tự và được đưa vào các bệnh viện để theo dõi, điều trị.

Hiện tình hình sức khoẻ của đa số học sinh đã ổn định

Nguy cơ ngộ độc có thể xảy ra ở nhiều nguồn

Đánh giá về nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong trường hợp này, PGS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa (Hà Nội), cho biết ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra ở bất cứ món ăn nào, thậm chí cả nước uống. Vì vậy, ông đánh giá món ăn có thể không phải thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm mà do con người lúc chế biến và vận chuyển.

Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, quá trình lựa chọn thực phẩm dù rất tốt, tươi sống, đảm bảo an toàn thực phẩm nhưng vẫn có thể nhiễm vi khuẩn từ nhà bếp tới bàn ăn. Qua báo cáo của Chi cục An toàn thực phẩm, chuyên gia lo ngại thức ăn bị nhiễm vi sinh vật ở khâu nấu nướng và vận chuyển.

"Nhà trường nấu rồi cho thực phẩm vào các dụng cụ và vận chuyển đến trang trại với số lượng lớn như vậy nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ xảy ra. Nếu hộp đựng thức ăn không sạch sẽ, người chia phần ăn tay chưa vệ sinh, đầu tóc, quần áo không đảm bảo cũng làm tăng nguy cơ ngộ độc", PGS Nguyễn Duy Thịnh nhận định.

Trong số hơn 900 học sinh tham gia dã ngoại nhưng có hơn 70 học sinh phải đi cấp cứu dù ăn cùng món. Về vấn đề này, PGS Thịnh lý giải có học sinh chỉ xuất hiện dấu hiệu nhẹ, có em lại phải vào cấp cứu là vì mức độ tiêu thụ thực phẩm khác nhau.

"Có trẻ ăn nhiều, có bé lại ăn ít. Nếu học sinh càng ăn nhiều thì lượng độc tố đi vào cơ thể càng cao. Ngoài ra, tình trạng tùy theo thể trạng sức khỏe từng người mà mức độ ngộ độc có thể khác nhau. Người có cơ thể khỏe mạnh sẽ chống lại tác nhân gây bệnh tốt hơn", chuyên gia này cho biết.

Làm gì để đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi dã ngoại?

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay, hiện nay nhiều trường tổ chức đi tham quan vào ngày lễ, ngày nghỉ cho học sinh vui vẻ, thoả sức khám phá. Chính vì vậy trước mỗi chuyến đi dã ngoại như vậy cần chuẩn bị rất cẩn thận cho học sinh.

Việc tổ chức các chuyến dã ngoại cho học sinh cần được tổ chức cẩn thận, kỹ lưỡng (Ảnh minh họa)

"Sự việc đáng tiếc trên chỉ mang tính cá biệt nhưng cũng đã gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Theo tôi, điều quan trọng nhất nhà trường khi tổ chức cho trẻ đi dã ngoại phải tổ chức cho tốt.

Việc thứ 2 nếu đã nghĩ đến chuyện mang thức ăn từ trường hoặc ký hợp đồng với đơn vị cung cấp cần phải kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ cơ sở đó. Qua sự việc này trách nhiệm phần lớn ở cơ sở nấu ăn nhưng nhà trường phải có trách nhiệm rút kinh nghiệm", Nguyên giảng viên Đại học Bách Khoa nêu ý kiến.

PGS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, muốn có chuyến đi tham quan trọn vẹn, ban giám hiệu nhà trường phải quá trình kiểm tra chứ không buông xuôi, qua loa.

"Tôi cho rằng các trường cần yêu cầu rất rõ cơ sở nấu ăn phải tuân theo yêu cầu của mình, đồng thời yêu cầu đơn vị đó phải chịu trách nhiệm. Tin tưởng đơn vị cung cấp thực phẩm nhưng sinh mệnh của học sinh quan trọng hơn nhiều vì các cháu còn nhỏ, cơ thể còn mẫn cảm nên thực phẩm cần đặc biệt quan tâm", PGS Nguyễn Duy Thịnh nói thêm.

Theo Thúy Ngà/Gia đình Việt Nam

Tin liên quan

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

Theo bác sĩ Võ Quốc Bảo, trẻ bị ngộ độc thực phẩm không được cho uống thuốc cầm tiêu chảy,...

Cách phòng ngừa say nắng, sốc nhiệt khi mùa hè nắng nóng đến gần

Sốc nhiệt gây ra bởi cơ thể quá nóng, thường do tiếp xúc kéo dài hoặc gắng sức ở nhiệt...

Cúm A/H1N1 tăng cao, bác sĩ lên tiếng về việc nhiều phụ huynh cho con đi xét nghiệm để phát...

Virus cúm A/H1N1 có tốc độ lây lan rất nhanh và rất dễ nhầm lẫn với các virus gây bệnh...

Né xa nhiễm trùng đường tiết niệu với chỉ với 1 quy tắc đơn giản ai cũng làm được

Nhiễm trùng đường tiết niệu tấn công phụ nữ có thể gây ra loại cảm giác khó chịu, cản trở...

Sốc phản vệ sau 5 phút uống thuốc say xe

Sau 5 phút uống thuốc chống say xe dạng nước, người phụ nữ bị khó thở, nôn, hoa mắt chóng...

WHO cảnh báo virus Marburg gây tử vong đến 88%: Nguy cơ ở Việt Nam thế nào?

Virus Marburg gây bệnh có tỷ lệ tử vong đến 88% đã xảy ra đồng thời ở 2 quốc gia...

5 kiêng khi con bị thủy đậu mà ba mẹ nào cũng nên biết để bé mau khỏi, không biến...

Thủy đậu là bệnh rất dễ lây lan, qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc do virus từ đờm dãi,...

Tin mới nhất

WAFT - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức

8 giờ trước

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...

8 giờ trước

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp

8 giờ trước

Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...

8 giờ trước

TP.HCM ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết

10 giờ trước

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày 12 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày 12 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

2 ngày 3 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

2 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình