Phụ Nữ Sức Khỏe

Từ sự việc bệnh nhi 15 tuổi tử vong do vi khuẩn Whitmore: Bác sĩ khuyến cáo triệu chứng và cách phòng bệnh

Bệnh nhi 15 tuổi quê ở huyện Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa tử vong do suy đa tạng, hoại tử ruột vì nhiễm vi khuẩn Whitmore.

Trước đó, bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi TW vào ngày thứ 12 sau khi khởi phát bệnh. Trẻ nhập viện trong tình trạng nặng gồm phổi tổn thương, suy hô hấp, vẫn còn ban sẩn xuất huyết ở 2 bàn tay. Bệnh nhi tiếp tục được thở máy, duy trì vận mạch, điều trị tích cực, lọc máu... và xét nghiệm tìm căn nguyên.

Kết quả cấy máu sau đó cho thấy trẻ nhiễm vi khuẩn gram âm Burkholderia pseudomallei. Các bác sĩ đã chẩn đoán trẻ bị shock nhiễm khuẩn/suy đa tạng/Whitmore.

Qua khai thác bệnh sử, trước khi khởi phát bệnh, trẻ đi học về gặp mưa, bị sốt cao liên tục 4 ngày, ho, nổi sẩn ban kèm đau tức ngực phải, đau bụng...

Sau khi được điều trị tại địa phương, tình trạng không tiến triển, trẻ được chuyển lên Bệnh viện Nhi TW vào ngày thứ 12 của bệnh, trong tình trạng rất nặng, đã không thể qua khỏi.

Bệnh nhi 15 tuổi đã không thể qua khỏi khi mắc bệnh Whitmore (Ảnh minh họa)

Đây là 1 trong 2 ca bệnh quê ở Thanh Hóa mắc bệnh Whitmore đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Một bệnh nhi khác là L. N. Q. (SN 2012), tại xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống. Kết quả xét nghiệm cho thấy, trẻ bị áp xe phần mềm vùng trước tai phải/Whitmore. Theo đại diện bệnh viện Nhi Trung ương, các tổn thương của bệnh nhi này đã được kiểm soát.

Trước đó, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng đã cảnh báo về 3 trường hợp mắc bệnh Whitmore, trong đó có 2 ca bệnh nhi ở Thanh Hóa và 1 ca người lớn tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

Bệnh Whitmore khó chẩn đoán

Về bệnh Whitmore, PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh Whitmore thường có các biểu hiện lâm sàng đa dạng như sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi...

Bệnh có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, do bệnh cảnh lâm sàng của bệnh Whitmore rất đa dạng nên bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu…

Vi khuẩn gây bệnh Whitmore có trong đất, bùn, nước bẩn (Ảnh minh họa)

Không ít bệnh nhân đã phải trải qua rất nhiều chuyên khoa mới chẩn đoán chính xác là mắc Whitmore. Hơn nữa, việc điều trị căn bệnh này rất khó khăn, phải dùng kháng sinh liều cao để tấn công, kéo dài.

Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đã được chẩn đoán đúng. Việc theo dõi điều trị bệnh kéo dài, lại tốn kém nên không ít bệnh nhân đã bỏ cuộc. 

"Đây cũng là 1 trong là những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tỷ lệ tử vong do Whitmore còn cao, lên tới 40%", PGS Cường cho biết.

PGS Cường khuyến cáo, vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore thường có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.

Bệnh gia tăng vào mùa mưa là do khuẩn thường có trong đất, bùn bẩn, người dân dẫm phải sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

PGS Đỗ Duy Cường cảnh báo những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để. Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh này nên càng cần phải phòng ngừa, bảo hộ cho tốt khi làm việc với môi trường đất, nước.

Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ cao dễ mắc bệnh Whitmore (Ảnh minh họa)

Phòng bệnh Whitmore thế nào?

Bộ Y tế khuyến cáo chủ động thực hiện 7 giải pháp dưới đây để phòng bệnh Whitmore:

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước, sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn.

- Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.

- Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.

- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

 

- Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch... cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, điều trị kịp thời.

Theo Kim Ngân/Gia Đình Việt Nam

Tin liên quan

Vừa nới lỏng, Trung Quốc ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng nhanh

Ngày 12-11, Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) báo cáo 11.950 ca mắc COVID-19 mới trong 24...

Ruồi đậu vào thức ăn: mầm bệnh đáng sợ gây ổ vi khuẩn có thể "két án tử" cho sức...

Bạn có thể làm những điều khác nhau khi thấy ruồi đậu vào thức ăn của mình. Ví dụ, bạn...

Người bị tăng huyết áp nên ăn gì, kiêng gì?

Người bị tăng huyết áp cần duy trì cân nặng lý tưởng và chỉ số khối cơ thể (BMI)...

Cô gái 26 tuổi thủng tử cung tại Singapore, về TPHCM cấp cứu trong đêm

Sang Singapore phẫu thuật không may gặp tai biến thủng tử cung, cô gái 26 tuổi được gia đình đưa...

Vi khuẩn ăn thịt người (bệnh Whitmore) có lây nhiễm từ người sang người không?

Có 2 trường hợp mắc vi khuẩn ăn thịt người (bệnh Whitmore) là trẻ em tại thị xã Nghi Sơn,...

Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 2 bệnh nhi mắc Whitmore diễn biến nguy kịch

Hai bé trai ở Thanh Hoá được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị trong tình trạng rất...

Nghiên cứu về tái nhiễm: Tin vui lớn cho các "cựu F0" Omicron

Một biến chủng gây lo ngại trong làn sóng COVID-19 mới mùa thu - đông có thể bị vô hiệu...

Tin mới nhất

Đến thăm bạn thân vừa sinh em bé cách nhà 10 cây số, tôi 'chết lặng' khi thấy bóng lưng...

2 phút trước

Nửa đêm bỏ qua 17 cuộc điện thoại của vợ, chồng 'lạnh sống lưng' khi nghe tin báo ngày hôm...

5 phút trước

Đang đau đớn vật vã trên bàn đẻ, vợ bỗng nhận được tin nhắn 'chí mạng' khiến bản thân lặng...

6 phút trước

Về ra mắt nhà người yêu, đang chuyện vui vẻ thì anh ra ngoài nghe điện thoại, gái trẻ tím...

1 giờ trước

Sinh nhật mẹ chồng, dâu trẻ tặng 5 triệu nhưng câu nói phía sau khiến bà tái mét, lẩy bẩy...

1 giờ trước

Đang vênh váo giữa đám tang mẹ, vừa thấy mặt vợ cũ, chồng giới thiệu một câu khiến vợ mới...

1 giờ trước

Hễ nghe tiếng động lạ sau nhà, mẹ chồng ra đuổi xong lại 'mất tích' cả tiếng, dâu trẻ lén...

1 giờ trước

Chấp nhận lấy người vợ không nói được, đêm tân hôn, chú rể vỡ òa khi nghe vợ bập bẹ...

1 giờ trước

Cho mẹ đẻ 500 nghìn tiền vé xe, vợ 'lãnh' trọn cái tát của chồng và tấn bi kịch của...

1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình