Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 2 bệnh nhi mắc Whitmore diễn biến nguy kịch

Hai bé trai ở Thanh Hoá được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị trong tình trạng rất nặng, với chẩn đoán mắc whitmore – loại bệnh từng được nhắc đến là “khuẩn ăn thịt người”…

Bệnh nhi mắc bệnh do loại "vi khuẩn ăn thịt người"

Theo thông tin từ Bộ Y tế, vừa phát hiện 3 người ở Đắk Lắk và Thanh Hoá mắc khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây bệnh Whitmore. Trong đó, hai bệnh nhi ở Thanh Hoá mắc bệnh đều là nam, xung quanh khu vực bệnh nhân sinh sống chưa phát hiện ca bệnh nào trước đó.

Ca bệnh thứ nhất là thiếu niên 15 tuổi ở thị xã Nghi Sơn, chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương vào ngày thứ 12 của bệnh, sau khi đã điều trị ở 2 bệnh viện địa phương. Thời điểm nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng rất nặng, phổi tổn thương, suy hô hấp, vẫn còn ban sẩn xuất huyết ở 2 bàn tay, tiếp tục được thở máy, duy trì vận mạch. Bác sĩ chẩn đoán trẻ bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, Whitmore.

Theo lời kể từ gia đình bệnh nhân này, 2 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, bé đi học về và bị dầm nước mưa. Sau đó bé sốt cao liên tục 4 ngày, ho, nổi sẩn ban kèm đau tức ngực phải, đau bụng... vào viện cấp cứu.

Ca bệnh thứ hai là bé trai 10 tuổi ở huyện Nông Cống. Bệnh nhi có diễn biến bệnh 3 tháng, khởi đầu với biểu hiện sốt, sưng đỏ vùng mang tai 5 ngày, vào điều trị tại bệnh viện địa phương được chẩn đoán viêm tuyến nước bọt mang tai nhưng điều trị 20 ngày không đỡ.

Sau đó trẻ được chuyển đến bệnh viện tuyến tỉnh điều trị thêm gần 30 ngày. Tuy nhiên, vùng má phải tổn thương vẫn viêm và rỉ dịch mủ, xuất hiện thêm cục to đau sau tai. Đầu tháng 11, bé được chuyển ra Bệnh viện Nhi Trung ương, được chích rạch khối áp xe. Kết quả cấy dịch mủ phát hiện bé nhiễm khuẩn gây bệnh Whitmore.

Ca bệnh thứ 3 là người phụ nữ 40 tuổi ở Đắk Lắk. Nữ bệnh nhân có triệu chứng đau bụng từ hồi giữa tháng 10, phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên điều trị áp xe lá lách. Nửa tháng sau tái phát đau bụng, bệnh nhân trở lại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh Whitmore trên nền đái tháo đường type 2.

Trước diễn biến này, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi Sở Y tế Thanh Hóa và Đắk Lắk về việc tăng cường phòng bệnh Whitmore.

Theo Bộ Y tế, khuẩn gây bệnh Whitmore sống trên bề mặt nước và trong đất, đặc biệt là bùn đất. Khuẩn lây sang người qua vết trầy xước trên da, hoặc qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất, hoặc giọt nước li ti trong không khí có chứa vi khuẩn, nhất là vào mùa mưa (từ tháng 7 - 11).

Vi khuẩn này có thể làm hoại tử và chết các mô, gây viêm loét hay áp xe trên da, viêm phổi, nhiễm trùng máu… Do đó, khuẩn gây bệnh Whitmore vẫn thường được dân gian gọi là "khuẩn ăn thịt người".

Biểu hiện lâm sàng của bệnh này khá đa dạng: sốt kéo dài; suy hô hấp; loét da; viêm đường tiết niệu; viêm phổi; áp xe ở gan; lách; nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng... Không chỉ dễ bị chẩn đoán nhầm, Whitmore còn khó điều trị, nhiều người bệnh bỏ cuộc.

Theo Duy Tiến/An Ninh Thủ Đô

Tin liên quan

Loại quả màu đỏ này ăn vào thì ngon nhưng người bị sốt xuất huyết tuyệt đối tránh xa nếu...

Thanh long ruột đỏ có nhiều lợi ích cho sức khỏe, ngoài ra với hàm lượng vitamin và khoáng chất...

Chỉ mặt 4 "sát thủ" hại gan mỗi ngày, nhiều người vẫn vô tư nạp vào người mà chẳng biết...

Dưới đây là những thói quen nhiều người mắc phải nhưng không biết rằng rất có hại cho gan.

Cẩn trọng với sốt xuất huyết Dengue

Bất cứ ai cũng có thể mắc sốt xuất huyết Dengue, diễn biến bệnh rất nhanh, biến chứng xuất hiện...

Bé trai Hà Nội tử vong trong nhà tắm, cảnh báo hiểm họa từ bình nóng lạnh

Bệnh nhi 10 tuổi được đưa vào viện trong tình trạng ngừng tuần hoàn ngoại viện. Trước đó, người nhà...

Độc hại của sơn móng tay mà ít người biết

Sơn móng tay có thành phần là các hóa chất, dung môi, tác động trực tiếp vào da, hệ hô...

Người bệnh sốt xuất huyết nên tắm, gội như thế nào cho đúng cách?

Nhiều người có chung thắc mắc khi bị sốt xuất huyết có được tắm, gội hay không? nếu có thì...

Số ca mắc sốt xuất huyết tăng hơn ngưỡng cảnh báo dịch

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, số mắc sốt xuất huyết năm 2022...

Tin mới nhất

Bác sĩ da liễu hướng dẫn 3 mẹo rửa mặt 'chuẩn khoa học' giúp da dẻ ngày một sáng mịn,...

1 giờ trước

Chăm chỉ áp dụng những bước dưỡng da kiểu Hàn, làn da mọc mụn chi chít bỗng trắng mịn không...

1 giờ trước

Kiểu tóc trẻ trung ‘hack tuổi’ cực đỉnh được hàng loạt nữ thần tượng xứ Hàn lăng xê

13 giờ trước

Những thói quen tai hại hầu hết chị em đều mắc phải khiến da lão hóa, chưa già đã xuất...

13 giờ trước

Ngày hè nóng bức, học ngay 5 kiểu tóc cực xinh chỉ mất vài phút thực hiện nhưng vẫn sang...

13 giờ trước

Nằm yên trên giường hít thở theo 3 cách này, mỡ bụng bị đốt cháy nhanh chóng, vòng eo thon...

14 giờ trước

Buổi sáng dậy sớm làm 3 điều này, ở nhà nghỉ dịch ăn nhiều cũng không mập, trái lại cân...

14 giờ trước

Cô nàng chân cong nên học cách phối đồ như Joy, không chỉ 'lên hương' phong cách mà còn tôn...

19 giờ trước

Điểm mặt những 'kẻ thù' không đội trời chung với chiếc bụng phẳng của phụ nữ

20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình