Phụ Nữ Sức Khỏe

Nghiên cứu về tái nhiễm: Tin vui lớn cho các "cựu F0" Omicron

Một biến chủng gây lo ngại trong làn sóng COVID-19 mới mùa thu - đông có thể bị vô hiệu hóa một cách rất hiệu quả bởi loại "miễn dịch lai" ở các "cựu F0" Omicron chủng BA.1 và BA.5 đã được tiêm chủng.

Nghiên cứu vừa được công bố trên Eurosuveillance, thực hiện bởi nhóm nghiên cứu từ nhiều đơn vị ở Israel bao gồm Phòng thí nghiệm virus học Trung ương, Dịch vụ Y tế công cộng (Bộ Y tế), Trung tâm Y tế Sheba, Đại học Tel Aviv.

Các tác giả đã nghiên cứu trên mẫu huyết thanh của 55 nhân viên y tế từ 3 nhóm khác nhau để đánh giá hiệu giá kháng thể (nồng độ của kháng thể trong huyết thanh chống lại một kháng nguyên nhất định) đối với biến chủng BA.2.75, thứ vẫn đang cùng các dòng con thoát miễn dịch gây lây nhiễm ở nhiều quốc gia.

Virus SARS-COV-2 - Ảnh: NEWS-MEDICAL

Nhóm thứ nhất gồm 14 người đã tiêm đủ 3 liều vắc xin ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech và chưa từng mắc COVID-19. Nhóm thứ 2 gồm 15 người tiêm đủ 3 liều sau đó bị "nhiễm đột phá" BA.1 Omicron. Nhóm thứ 3 gồm 26 người cũng tiêm 3 liều sau đó nhiễm đột phá BA.5.

Để đánh giá chuẩn xác tác động riêng lẻ của các biến chủng lên hiệu giá kháng thể, tất cả tình nguyện viên thuộc nhóm 2 và 3 đều chưa nhiễm bất kỳ một biến chủng nào khác trước lần nhiễm đột phá nói trên.

Kết quả cho thấy hiệu giá kháng thể trung hòa ở người sở hữu "miễn dịch lai" (miễn dịch tổng hợp từ vắc-xin và nhiễm đột phá), cao hơn hẳn đối với hầu hết các dòng Omicron, khi so sánh với người tiêm đủ nhưng chưa từng nhiễm bệnh.

Điều này có nghĩa các "cựu F0" Omicron nhiễm đột phá BA.1 hoặc BA.5 có khả năng chống lây nhiễm, chống bệnh nặng tốt hơn khi đối diện với các hậu duệ thoát miễn dịch mới của biến chủng này.
 
Phát hiện trên đã bác bỏ luận điểm rằng nhiễm đột phá Omicron không giúp tạo ra miễn dịch tăng cường hiệu quả đối với các dòng Omicron khác như ở người nhiễm đột phá Delta hay các biến chủng cũ hơn.

Chỉ có một ngoại lệ đó là miễn dịch lai có được từ vắc-xin và BA.1 trở nên kém hiệu quả với BA.5 và ngược lại người nhiễm đột phá BA.5 cũng không chống lại BA.1 tốt như các dòng Omicron khác. Quả thật trong làn sóng BA.5, thế giới cũng chứng kiến không ít "cựu F0" BA.1 (thống trị cuối năm 2021, đầu năm 2022) tái nhiễm.

Tuy nhiên hiệu quả đối với các dòng mới hơn - thể hiện rất rõ qua BA.2.75 - cho thấy các cựu F0 Omicron BA.1 và BA.5 có thể tự tin hơn một chút khi đối diện với làn sóng mới, tất nhiên với điều kiện là đã tiêm chủng.

BA.1 gây làn sóng vào đầu năm 2022 trong khi BA.5 thống trị mùa hè 2022.

Tác dụng miễn dịch chéo của các biến chủng phụ Omicron với nhau từng được chỉ ra gián tiếp thông qua một báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hồi cuối tháng 10 vừa qua, đề cập đến XBB (tái tổ hợp của BA.2.10.1 và BA.2.75).

Theo WHO, XBB - thứ từng gây hoảng sợ ở một số quốc gia châu Á - thực ra không dễ gây tái nhiễm. Số ca tái nhiễm hầu như chỉ giới hạn ở những F0 thời "tiền Omicron", tức các F0 mắc các biến chủng cũ đã bị triệt tiêu.

Theo Anh Thư/Người Lao Động

Tin liên quan

Cảnh báo các ca bệnh Whitmore gây hoại tử, nhiễm trùng nặng

Bộ Y tế cho biết một số địa phương ghi nhận ca bệnh Whitmore, bệnh do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei,...

Cứ tưởng đau bụng sụt cân là do biếng ăn, ai ngờ lại là dấu hiệu đầu của ung thư,...

Ung thư đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa và không có dấu hiệu rõ rệt nên người bệnh...

3 người bất ngờ phát hiện mắc bệnh Whitmore, có bé suy tạng phải thở máy

Một trong 2 bé trai ở Thanh Hoá phát hiện mắc khuẩn gây bệnh Whitmore sau khi dầm nước mưa,...

Ngộ độc rượu sau cuộc nhậu: Những dấu hiệu "báo động đỏ" cần biết

Thời gian vừa qua, trên cả nước liên tiếp ghi nhận các trường hợp ngộ độc rượu, thậm chí có...

Hà Nội: Dịch bệnh sốt xuất huyết sẽ có đỉnh điểm vào tháng 11, 12

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, qua công tác kiểm tra thực hiện các...

Sáng 11/11: Các biến chủng mới, phụ của COVID-19 liên tục biến đổi, tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh

Theo thống kê trong 10 ngày qua, cả nước ghi nhận khoảng 4.500 ca COVID-19; vẫn còn nhiều tỉnh,...

Phát hiện 3 ca mắc Whitmore tại Thanh Hóa, Đắk Lắk, Bộ Y tế ra công văn khẩn

Ngày 10/11, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có công văn khẩn gửi Sở Y tế Thanh Hóa...

Tin mới nhất

Cô gái giảm 40kg nhờ quy tắc ăn "chiếc đĩa", ăn bằng đĩa có thực sự tốt cho sức khỏe...

27 phút trước

Số người ngộ độc sau ăn bánh mì vượt 560

39 phút trước

Người phụ nữ 28 tuổi mắc ung thư vú, bác sĩ phát hiện "thủ phạm" có thể là loại nước...

43 phút trước

Bí quyết dưỡng da bằng nước vo gạo tại nhà

1 giờ trước

Uống nước khi nào là tốt nhất: Trước, trong hay sau bữa ăn?

1 giờ trước

Ngày nào cũng thoa 'ti tỉ' lớp mỹ phẩm chống lão hóa mà da mặt vẫn xuất hiện nếp nhăn,...

2 giờ trước

6 mẹo giúp nước hoa lưu hương lâu hơn để tạo ấn tượng với đối phương

5 giờ trước

Chuyên gia cảnh báo việc người đã tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca ồ ạt đi xét nghiệm tìm 'cục máu đông'!

5 giờ trước

Tại sao cần tiêm vắc xin cúm trước khi mùa hè kết thúc và mùa mưa bắt đầu?

5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình