Phụ Nữ Sức Khỏe

Vi khuẩn ăn thịt người (bệnh Whitmore) có lây nhiễm từ người sang người không?

Có 2 trường hợp mắc vi khuẩn ăn thịt người (bệnh Whitmore) là trẻ em tại thị xã Nghi Sơn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) và 1 trường hợp là người lớn tại Đắk Lắk.

Tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế): Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương và của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã nghi nhận một số trường hợp mắc bệnh Whitmore (tên gọi khác là bệnh Melioidosis) do vi khuẩn ăn thịt người có tên Burkholderia pseudomallei gây ra, trong đó có 2 trường hợp là trẻ em tại tỉnh Thanh Hóa và 1 trường hợp là người lớn tại tỉnh Đắk Lắk.

Đây tuy là bệnh không thường gặp, không gây thành dịch nhưng bệnh thường tiến triển nặng, có tỷ lệ tử vong cao, nhất là ở những đối tượng có nguy cơ cao. Điều kiện vệ sinh môi trường bị ô nhiễm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, nên có thể tiếp tục ghi nhận thêm nhiều trường hợp mắc bệnh Whitmore.

Vi khuẩn ăn thịt người xuất hiện tại Thanh Hóa và Đắk Lắk

Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm khuẩn Burkholderia pseudomallei. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người.

Bệnh Whitmore ghi nhận số mắc cao chủ yếu tại Úc và khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào năm 1925 tại TP. Hồ Chí Minh, sau đó xuất hiện rải rác ở một số địa phương. Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đặc biệt ở những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch...

Bệnh được điều trị bằng cách sử dụng kháng sinh có nhạy cảm với các chủng B. pseudomallei và điều trị các triệu chứng, biến chứng kèm theo, đồng thời chăm sóc, điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh Whitmore.

Mới đây, Cục Y tế dự phòng đã ban hành Công văn khẩn gửi Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa và Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đề nghị Sở Y tế quan tâm chỉ đạo thực hiện một số nội dung trọng tâm để chủ động phòng chống hiệu quả đối với bệnh Whitmore trên địa bàn các tỉnh, cụ thể:

Tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình bệnh Whitmore, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ và các đối tượng nguy cơ cao để phát hiện sớm trường hợp mắc và xử lý điều trị trên địa bàn tỉnh, nhất là tại các vùng nguy cơ cao, đã có bệnh nhân mắc bệnh Whitmore.

Chỉ đạo các đơn vị y tế tổ chức điều tra, phân tích về dịch tễ các trường hợp mắc bệnh Whitmore, phân tích nguy cơ và triển khai các biện pháp phòng chống bệnh Whitmore.

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về nguy cơ mắc và các biện pháp phòng chống bệnh Whitmore để người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống; đưa những trường hợp nghi ngờ bị mắc bệnh đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị, đặc biệt chú ý đối với đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh Whitmore.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng bệnh Whitmore

Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn.

Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.

Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.

Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh…

Theo Thanh Tâm/Công Thương

Tin liên quan

Loại quả màu đỏ này ăn vào thì ngon nhưng người bị sốt xuất huyết tuyệt đối tránh xa nếu...

Thanh long ruột đỏ có nhiều lợi ích cho sức khỏe, ngoài ra với hàm lượng vitamin và khoáng chất...

Chỉ mặt 4 "sát thủ" hại gan mỗi ngày, nhiều người vẫn vô tư nạp vào người mà chẳng biết...

Dưới đây là những thói quen nhiều người mắc phải nhưng không biết rằng rất có hại cho gan.

Số ca mắc sốt xuất huyết tăng hơn ngưỡng cảnh báo dịch

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, số mắc sốt xuất huyết năm 2022...

Cẩn trọng với sốt xuất huyết Dengue

Bất cứ ai cũng có thể mắc sốt xuất huyết Dengue, diễn biến bệnh rất nhanh, biến chứng xuất hiện...

Bé trai Hà Nội tử vong trong nhà tắm, cảnh báo hiểm họa từ bình nóng lạnh

Bệnh nhi 10 tuổi được đưa vào viện trong tình trạng ngừng tuần hoàn ngoại viện. Trước đó, người nhà...

Độc hại của sơn móng tay mà ít người biết

Sơn móng tay có thành phần là các hóa chất, dung môi, tác động trực tiếp vào da, hệ hô...

Người bệnh sốt xuất huyết nên tắm, gội như thế nào cho đúng cách?

Nhiều người có chung thắc mắc khi bị sốt xuất huyết có được tắm, gội hay không? nếu có thì...

Tin mới nhất

Muốn trẻ lớn lên giao tiếp thành công thì có 10 phép lịch sự tối thiểu bạn phải dạy con

1 ngày trước

9 hành vi cha mẹ làm với mục đích tốt đẹp nhưng lại khiến trẻ chống đối và xa cách...

1 ngày trước

Tivi phòng khách cứ 12h đêm tự động bật, xem camera giám sát tôi lại không thấy người điều chỉnh

1 ngày trước

7 việc làm của cha mẹ hôm nay sẽ khiến con có một tương lai thất bại

1 ngày 5 giờ trước

Những điều không nên làm trước khi thử thai để cho kết quả chính xác nhất

1 ngày 5 giờ trước

Mẹ chồng bán thịt cấm tôi mua "4 thực phẩm bẩn nhất chợ" về cho con ăn

1 ngày 11 giờ trước

Tiết lộ của chuyên gia: Nếu bé có 5 hành động này sau khi ngủ dậy thì chúc mừng gia...

1 ngày 11 giờ trước

Nghiên cứu Mỹ: Phụ nữ có chồng bên cạnh dễ sinh con trai, 5 điều còn lại liên quan đến...

1 ngày 11 giờ trước

Cú sốc 'duy nhất con mình chưa biết chữ khi vào lớp 1'

2 ngày trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình