Thức ăn tích tụ lâu ngày trong dạ dày, gây chứng liệt dạ dày
Liệt dạ dày là căn bệnh khiến cho dạ dày bị tê liệt và các hoạt động trở nên khó khăn theo đúng nghĩa đen. Bởi vì dạ dày hoạt động kém nên quá trình đưa thức ăn xuống ruột (tá tràng) bị chậm lại dẫn đến thức ăn tích tụ lâu ngày trong dạ dày. Ngoài ra, một số người có con đường từ dạ dày đến tá tràng hẹp bẩm sinh nên dễ bị tích tụ trong dạ dày thì những người như vậy không được xem là mắc bệnh liệt dạ dày.
Chẩn đoán để kiểm tra xem có bị liệt dạ dày hay không cần được thực hiện bằng cách kiểm tra thời gian bài tiết của dạ dày để xem thời gian thức ăn rời khỏi dạ dày có bị trì hoãn hay không.
Phương pháp kiểm tra đáng tin cậy nhất là phương pháp đồng vị phóng xạ (xạ hình). Trong thử nghiệm này, đầu tiên sẽ ăn thực phẩm có chứa một lượng nhỏ chất phóng xạ. Sau đó dùng camera gamma để quan sát tốc độ chất phóng xạ ra khỏi dạ dày. Bằng cách quan sát vị trí của chất phóng xạ có ở đâu trong cơ thể có thể biết được thức ăn đi ra khỏi dạ dày nhanh như thế nào.
Đây là hình vị trí dạ dày trên hình ảnh xạ hình. Phần sáng là chất phóng xạ. Sau 4 giờ, có thể thấy ở người khỏe mạnh hoàn toàn không còn chất phóng xạ trong dạ dày nhưng ở người liệt dạ dày thì còn lại nhiều chất phóng xạ trong dạ dày. Ở một người khỏe mạnh, thức ăn được đưa từ dạ dày đến ruột (tá tràng) trong khoảng 1 tiếng. Ngược lại, trường hợp bệnh nhân mắc liệt dạ dày có thể mất hơn 3 đến 4 tiếng.
Phương pháp đồng vị phóng xạ là một thử nghiệm được thực hiện với tần suất cao chủ yếu ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, gần đây, các phương pháp kiểm tra mới không sử dụng chất phóng xạ đang được phát triển.
Các triệu chứng của liệt dạ dày
Các triệu chứng chính bao gồm chướng bụng sau ăn, có cảm giác no sớm và đau dạ dày. Thêm vào đó, việc bệnh nhân than phiền khó chịu buồn nôn và nôn mửa cũng là đặc trưng của bệnh liệt dạ dày.
Nguyên nhân liệt dạ dày
Người ta cho rằng có nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh suy dạ dày nhưng nguyên nhân đầu tiên là do sự bất thường của các dây thần kinh điều khiển các hoạt động của dạ dày.
Các dây thần kinh trong dạ dày bao gồm các dây thần kinh tự chủ (dây thần kinh phế vị) điều khiển các hoạt động trong dạ dày và các dây thần kinh nằm trong dạ dày và co bóp dạ dày. Trong bệnh liệt dạ dày, khả năng cao là do dây thần kinh phế vị hoạt động không tốt hoặc dây thần kinh nằm trong các cơ của dạ dày và co bóp dạ dày bị tổn thương dẫn đến khả năng cao là hoạt động của dạ dày trở nên kém đi.
Các yếu tố dẫn đến bệnh
Liệt dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng trong đó, yếu tố số 1 là bệnh tiểu đường. Ngoài ra, khi mắc bệnh Parkinson, là bệnh mà các hoạt động của các dây thần kinh tự chủ bị cản trở hoặc khi các dây thần kinh tự chủ phân bố trong dạ dày bị tổn thương do phẫu thuật dạ dày, thực quản hoặc phổi.
Ngoài ra, cũng có trường hợp không thể xác định yếu tố nào rõ ràng. Trường hợp này, được chẩn đoán là rối loạn chức năng tiêu hóa nên cũng có thể nói là rối loạn chức năng tiêu hóa và liệt dạ dày có một phần nào đó trùng lặp với nhau.
Tại sao bệnh tiểu đường gây liệt dạ dày?
Vì phương pháp kiểm tra liệt dạ dày không được sử dụng rộng rãi nên không thể hiểu được mức độ gây ra suy dạ dày của bệnh nhân tiểu đường là bao nhiêu. Tuy nhiên, có một số bệnh nhân nói rằng họ nghi ngờ mình mắc bệnh liệt dạ dày. Một số bệnh nhân tiểu đường thường tăng đường huyết sau khi ăn hoặc là lượng đường trong máu giảm đột ngột vào những thời điểm không thể đoán trước. Những người như vậy có khả năng mắc bệnh liệt dạ dày.
Bệnh tiểu đường được biết đến là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh tật, trong đó bao gồm cả bệnh rối loạn thần kinh. Ví dụ, một trong những bệnh lý rối loạn thần kinh của bệnh tiểu đường là cảm giác ở tay và chân trở nên kỳ lạ, cảm nhận trở nên chậm chạp. Tương tự như vậy, có thể sẽ dẫn đến rối loạn hệ thần kinh tự chủ.
Các dây thần kinh tự chủ chạy dọc theo các mạch máu nhỏ, nhận chất dinh dưỡng và oxy từ các mạch máu đó. Khi bệnh tiểu đường phát triển, khả năng kiểm soát lượng đường trong máu không thể như bình thường và làm phá hủy các mạch máu. Do đó, chất dinh dưỡng và oxy nhận từ các mạch máu trở nên ít đi, điều này làm tổn thương các dây thần kinh tự chủ và gây ra bệnh liệt dạ dày.
Bệnh nhân tiểu đường tuýp nào có nguy cơ cao mắc bệnh liệt dạ dày?
Người ta cho rằng bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có nguy cơ mắc bệnh liệt dạ dày cao hơn so với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Đó là do đa số hết bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 đều phát bệnh từ khoảng 10 đến 19 tuổi nên lâu ngày các mạch máu bị tổn thương. Tuy nhiên, người ta cho rằng nếu không kiểm soát lượng đường trong máu tốt thì ngay cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cũng dễ bị rối loạn thần kinh.
Điều trị liệt dạ dày (ở bệnh nhân tiểu đường)
Nếu khả năng kiểm soát lượng đường trong máu kém thì cần phải điều trị cẩn thận bệnh tiểu đường, chẳng hạn như điều chỉnh thuốc và chế độ ăn uống. Kiểm soát lượng đường trong máu càng tốt thì tình trạng bệnh càng dễ dàng được điều trị và sử dụng các loại thuốc như thuốc cải thiện chức năng vận động tương ứng với tình trạng bệnh để cải thiện chứng bệnh.
Để điều trị liệt dạ dày, tùy theo triệu chứng mà dùng thuốc cải thiện chức năng vận động hay ức chế tiết acid nhưng hiệu quả còn bị hạn chế. Gần đây, có báo cáo rằng thuốc tiêm giúp cải thiện các triệu chứng của liệt dạ dày đang được phát triển ở Hoa Kỳ và làm giảm các triệu chứng như khó chịu buồn nôn và nôn mửa.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp điều trị nào có hiệu quả rõ ràng. Bạn sẽ có thể làm dịu các triệu chứng bằng thuốc hoặc thích nghi tốt với bệnh tật. Đặc biệt là cần phải cải thiện chế độ ăn uống để không tạo gánh nặng cho dạ dày.
Những gì bạn cần biết là một chế độ ăn kiêng giúp vượt qua bất ổn ở dạ dày
Đặc biệt đối với trường hợp liệt dạ dày, cần phải cải thiện chế độ ăn uống để không tạo gánh nặng cho dạ dày.
Điều quan trọng là phải cố gắng nhai kỹ càng nhiều càng tốt và ăn chậm rãi. Người ta nói rằng khi thức ăn có kích thước từ 2mm trở xuống, nó sẽ trở nên dễ trôi từ dạ dày đến tá tràng hơn. Hơn nữa, hãy cố gắng ăn một lượng nhỏ thay vì ăn quá nhiều thức ăn bởi vì khi ăn nhiều sẽ dễ bị buồn nôn và gây ra nôn mửa. Phương pháp ăn có thể là chia thành ăn 4 đến 5 lần trong một ngày thay vì 3 bữa một ngày. Về danh mục các món ăn, nên tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ và chọn đồ ăn ít chất béo vì đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm chậm quá trình bài tiết ra của dạ dày.