Phụ Nữ Sức Khỏe

Vừa tiêm vắc xin xong, xét nghệm Covid-19 có 'dương tính giả' hay không: Bác sĩ Khanh trả lời

Rất nhiều người có chung thắc mắc, liệu họ đi tiêm vắc xin về mà đi test Covid ngay thì có thể bị 'dương tính giả' hay không.

Hiện nay, tỷ lệ người tiêm vắc xin ở Việt Nam đang ngày 1 tăng lên. Chính phủ cũng tìm mọi biện pháp để người dân nhanh chóng được tiêm phủ vắc xin. Tuy nhiên, xoay quanh việc tiêm vắc xin cũng còn khá nhiều thắc mắc.

Trên báo NLĐ, bạn đọc Nguyễn Văn B. (quận 3, TP HCM) hỏi: "Tôi vừa tiêm vắc-xin Covid-19 được 3 ngày. Nay nếu tôi được gọi đi xét nghiệm Covid-19 thì kết quả có bị ảnh hưởng không, có gây dương tính giả nếu vắc-xin tạo kháng thể trong người không?".

Liên quan tới câu hỏi này, bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn khối nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 ( TP HCM), trả lời: Thường sau khi tiêm khoảng 14 ngày trở đi, cơ thể sẽ bắt đầu sinh kháng thể, nhưng dù có như vậy cũng không ảnh hưởng đến kết quả của cả 2 loại xét nghiệm Covid-19 đang sử dụng ở Việt Nam là RT-PCR và test nhanh kháng nguyên.

RT-PCR hay test nhanh kháng nguyên đều là 2 phương pháp tìm dấu vết của virus SARS-CoV-2 trong dịch phết mũi, họng. Dù tiêm ngừa rồi hay chưa, nếu không mắc Covid-19 thì trong dịch mũi, họng đều không có virus nên vẫn sẽ âm tính. Tuy nhiên, nên nhớ vắc-xin nào cũng không giúp bảo vệ 100%, tiêm xong vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh (nguy cơ ít hơn so với chưa tiêm). Vì vậy, người tiêm rồi mà kết quả test nhanh kháng nguyên hay RT-PCR dương tính thì có nghĩa là người đó vẫn mắc bệnh.

Chỉ có dạng test nhanh kháng thể dựa trên mẫu máu là sẽ cho kết quả dương tính với 2 đối tượng: người đã từng mắc Covid-19 (có thể đã khỏi bệnh) hoặc từng tiêm ngừa và đã đủ thời gian để cơ thể sinh ra kháng thể trong máu. Nhưng loại test này không dùng để xét nghiệm sàng lọc ở nước ta mà chỉ dùng trong nghiên cứu để đánh giá hiệu quả vắc-xin cũng như khả năng miễn dịch tự nhiên ở người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh.

Tiêm vắc xin không phải nguyên nhân kit test lên 2 vạch

Theo PGS-TS-BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng Bộ môn Nhi - Trường ĐH Y Dược TP HCM kiêm Trưởng Đơn vị Điều trị Covid-19 - Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), đã trả lời như sau: “Chắc chắn tiêm vắc-xin Covid-19 không phải nguyên nhân gây nên 2 vạch. Dương tính (nhiễm SARS-CoV-2) có thể bị trước lúc tiêm hay sau tiêm (thời gian ủ bệnh 2-14 ngày)”.

Ông nói thêm: Theo như bạn mô tả, nếu tiêm xong và nhiễm, nếu thời gian từ khi tiêm mũi 2 đến khi nhiễm dưới 14 ngày, người nhà của bạn chưa được bảo vệ đầy đủ, vậy trường hợp này chỉ xem như mới được tiêm 1 mũi rồi nhiễm bệnh.

Để trả lời cho thắc mắc rằng: Sau tiêm mũi 2 mà mắc Covid-19 thì có ảnh hưởng gì không?. PGS Nguyên nói: Sau khi đã tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 đủ 2 mũi, sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh, nếu có mắc bệnh thì cũng giảm nguy cơ chuyển nặng. Phần lớn sẽ khỏi bệnh sau một thời gian.

Người tiêm vắc xin có thể yên tâm tới đâu

Dù hiệu lực của vắc xin không phải 100% nhưng theo các chuyên gia đây vẫn là “thứ hữu hiệu nhất” giúp phòng ngừa Covid-19 và tiến tới tạo miễn dịch cho cộng đồng.

Nghiên cứu tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương gần đây cho thấy, tình hình rất khả quan đối với những người tiêm vắc xin phòng Covid-19. Chỉ sau khi tiêm mũi thứ nhất 1 tháng, 90% số người tiêm đã sinh kháng thể.

Kết quả này đã chỉ ra vắc xin phòng Covid-19 đã có hiệu quả bảo vệ, mặc dù có thể chưa đủ mạnh. Đây cũng là lí do chúng ta phải tiêm mũi 2 để đạt hiệu quả cao nhất.

Theo Khỏe và đẹp

Tin liên quan

Cẩn thận với những biểu hiện này ở bàn chân có thể bạn đã mắc bệnh tiểu đường mà không...

Nếu gặp những bất thường này ở chân bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay vì có thể bạn...

Cứng vai - có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh nguy hiểm

Cứng vai là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như nhồi máu cơ tim, đau thắt...

BS Trương Hữu Khanh: Cách sống an toàn trong 'bình thường mới', chặn cầu nối lây nhiễm

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, khi trở lại cuộc sống bình thường mới, người dân cũng không được chủ...

Đi siêu thị bạn nên né những mặt hàng này, đừng tưởng bổ dưỡng chúng chứa đầy cả ổ vi...

Những món ăn dưới đây thường không chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn dễ bị vi khuẩn tấn công....

Những thói quen dễ dẫn đến bệnh dạ dày, người trẻ vẫn vô tư thực hiện hàng ngày mà không...

Nếu bạn còn duy trì những thói quen xấu này thì hãy bỏ ngay, vì để càng lâu chúng sẽ...

Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ các bề mặt ở cửa hàng tạp hóa như thế nào?

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Canada khẳng định nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ các bề mặt...

Triệu chứng chung khi nhiễm nCoV ở những người đã tiêm vắc xin: Đau đầu, hắt hơi phổ biến hơn

Sau khi tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì triệu chứng khi mắc nCoV có gì khác so với chưa...

Tin mới nhất

Ngồi đếm tiền mừng sau tiệc đầy tháng con gái, bóc phong bì mẹ chồng đưa tôi bần thần hồi...

27 phút trước

Mẹ dặn đừng cưới đàn ông có 3 thói quen này trên bàn ăn, tôi không nghe rồi phải hối...

29 phút trước

Trước cấm con gái lấy chồng nghèo, 10 năm sau con rể xây biệt thự 10 tỷ báo hiếu bố...

30 phút trước

Chê con dâu ít học không xứng với con trai thạc sĩ, con nói một câu khiến tôi tím mặt

32 phút trước

Mẹ chồng đứng đợi trước cửa phòng tân hôn, tay cầm sẵn vali quần áo của con dâu giục: Rời...

33 phút trước

Con gái sinh 10 tháng rồi mẹ chồng không cho đụng nước, con dâu đẻ 14 ngày đã sai lau...

1 giờ trước

Ra mắt nhà bạn trai mà bố anh cứ nhìn chằm chằm, em ngơ ngẩn bật khóc khi bác thốt...

1 giờ trước

Nửa năm chị chồng không về quê, tôi và mẹ lên thăm thì suýt ngất khi vừa đẩy cửa

1 giờ trước

Ăn giỗ xong vợ bầu vượt mặt vẫn ngồi rửa 8 mâm bát, tôi quát 3 bà chị gái: Năm...

1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình