Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ tiêu chảy cấp và sai lầm cần tránh

Thời điểm dịch bệnh và nắng nóng là những yếu tố dễ khiến trẻ mắc tiêu chảy. Đây là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ em.

Những hệ lụy của tiêu chảy cấp khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, tạo thành một vòng xoắn bệnh lý khiến cho trẻ nhẹ cân thấp còi. Ngoài ra, tiêu chảy cấp còn có nguy cơ khiến trẻ có thể tử vong do chăm sóc sai lầm của các bậc cha mẹ.

Vì vậy, khi trẻ bị tiêu chảy, việc chăm sóc cần được chú ý. Chế độ dinh dưỡng cần phù hợp với trẻ, giúp tăng cường thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong do mất nước, điện giải…

Nguyên tắc dinh dưỡng với trẻ tiêu chảy cấp

Khi trẻ bị tiêu chảy, bụng sẽ ậm ạch, ăn không ngon, nhưng không nên cho trẻ ăn giảm đi. Cần tiếp tục cho ăn để phòng suy dinh dưỡng và nhanh chóng đổi mới các tế bào niêm mạc ruột, giúp sự phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương.

Rửa tay sạch làm giảm nguy cơ tiêu chảy.

Mặc dù có sự giảm hấp thu đường ở trẻ tiêu chảy nhưng vẫn phải tiếp tục duy trì sữa mẹ hay sữa công thức.

Tùy theo độ tuổi mà cho trẻ ăn lượng phù hơp, chế biến các món ăn hợp khẩu vị đối với trẻ. Tuy nhiên, đảm bảo nguyên tắc tăng cường nước 100 - 150ml/kg/ngày.

Cần lưu ý tăng đậm độ năng lượng, những ngày đầu trẻ bị tiêu chảy do trẻ lười ăn nên chắc chắn sẽ ăn ít. Vì vậy cần tăng đậm độ năng lượng từ thấp đến cao. Thấp trong những ngày đầu và tăng dần đạt tới nhu cầu trong những ngày tiếp theo.

Cần đảm bảo đủ nhu cầu và dùng dầu thực vật, nhưng giảm chất xơ, giảm đường đơn trong những ngày đầu. Sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất khoáng (chuối nhiều kali, thịt gà nhiều kẽm, cà rốt, bí đỏ nhiều vitamin A).

Khi tiêu chảy kéo dài, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh.

Với những trẻ tiêu chảy liên tiếp và kéo dài thì dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng và cấp thiết. Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài, khả năng hấp thu thức ăn giảm là do niêm mạc ruột bị tổn thương. Tùy vào nguyên nhân gây tiêu chảy mà ta chọn chế độ ăn phù hợp với trẻ.

Cần giảm tạm thời lượng sữa động vật và giảm lượng đường lactose và sucrose trong khẩu phần ăn: lactose giảm còn 2-3g/kg/ngày (khoảng 30-50ml sữa/kg/ngày).

Ngoài ra, cần lưu ý cung cấp đủ năng lượng. Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất.

Giai đoạn phục hồi cần tăng cường các chất dinh dưỡng. Chú ý giảm carbohydrates và đường.

Cần cung cấp đủ vitamin và khoáng chất khi bị tiêu chảy.

Những sai lầm cần tránh khi trẻ bị tiêu chảy

Trên thực tế khi trẻ bị tiêu chảy, lúc cho trẻ ăn, nhiều bậc cha mẹ đã mắc phải sai lầm như: kiêng khem quá mức khiến trẻ càng thiếu vi chất và các vitamin. Ngược lại, nhiều mẹ cho trẻ ăn quá nhiều, nuông chiều trẻ vì cho rằng trẻ ăn được gì thì cứ cho… điều này dẫn đến tình trạng tiêu chảy của trẻ thêm trầm trọng.

Vậy cho trẻ ăn như thế nào khi bị tiêu chảy, lựa chọn thực phẩm nào, cần hạn chế gì là vô cùng quan trọng đối với trẻ.

Những thực phẩm nên dùng cho trẻ tiêu chảy

- Gạo: Có ít chất xơ nên dễ tiêu hóa và hấp thu ( nên nấu cháo )

- Thịt gà: Là nguồn dinh dưỡng rất tốt cung cấp protein và các dưỡng chất quan trọng khác.

- Chuối: Dễ tiêu hóa và hấp thu. Hàm lượng vitamin K cao, giúp cho việc bổ sung vitamin K bị mất đi khi bị tiêu chảy. Chuối cũng giàu pectin và inulin là chất xơ hòa tan, rất tốt cho việc hấp thu dịch trong lòng ruột.

- Táo: Giàu pectin, nên đun chín sẽ dễ hấp thu hơn.

- Sữa chua: Sữa chua giàu probiotic giúp cho sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột.

Thực phẩm không nên dùng cho trẻ tiêu chảy

- Đồ ăn nhanh

- Sản phẩm từ sữa

- Sản phẩm có nhiều đường đơn: nước ngọt, kẹo, bánh.

- Các thực phẩm sinh hơi: đậu đỗ, cải bắp, súp lơ, hành, cải xanh.

- Thức ăn nhiều chất béo.

Theo BS. Nguyễn Thị Thanh/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Quy tắc 6 bước giúp cha mẹ ‘trị’ trẻ cứng đầu mà không cần đánh mắng

Những đứa trẻ cứng đầu, ương bướng thường khiến cha mẹ nổi “điên”. Nhưng đánh mắng chúng không giúp chúng...

Những lợi ích bất ngờ của việc cho con đi chân trần, cha mẹ nên biết

Nhiều cha mẹ lo ngại việc cho con đi chân trần sẽ bẩn chân hoặc chấn thương. Tuy nhiên, ở...

4 loại rau tưởng chừng như bổ dưỡng nhưng lại không thích hợp cho bà bầu, mẹ cần phải biết...

Có những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng nhưng đối với mẹ bầu thì nó thật sự không mang đến...

5 loại cá trẻ ăn vào chỉ số IQ tăng mạnh, chiều cao cải thiện rõ rệt mẹ không nên...

Khoa học đã chứng minh những đứa trẻ ăn cá ít nhất 1 lần/tuần có chỉ số IQ cao vượt...

Trẻ bị tiêu chảy có thể nhanh khỏi nhờ ăn đúng cách

Bên cạnh điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng góp phần giúp trẻ phục hồi sức...

Những bộ phận của trẻ mẹ không nên chạm vào, nếu không con sẽ dễ bị bệnh vặt, bố mẹ...

Đây đều là những bộ phận khá nhạy cảm của trẻ sơ sinh, khi bạn chạm vào rất dễ làm...

Những cách chữa táo bón hiệu quả cho trẻ, mẹ nên áp dụng

Táo bón là vấn đề phổ biến ở mọi người, mọi lứa tuổi. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ có...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

6 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

6 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

21 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

21 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

21 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 1 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 1 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 6 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình