Không nên chạm vào thóp trên đỉnh đầu của con
Lúc mới sinh, vùng thóp của trẻ chưa thể khép hết. Nó được chia ra thành 2 phần là thóp trước và thóp sau. Sau 3 tháng, khớp nối xương sọ dần liền lại thì phần thóp sau sẽ không còn nữa. Với phần thóp trước, phải chờ tới lúc trẻ hơn 1 tuổi mới hoàn thiện. Vì thế, vùng thóp là phần rất mỏng manh trên cơ thể trẻ. Nếu chạm mạnh tay có thể gây ra các tổn thương lên mô não. Khi tắm rửa cho bé, cha mẹ có thể lau đầu nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
Ở tai của con
Hiện nay rất nhiều bà mẹ, nhất là những bà mẹ trẻ mỗi khi thấy tai trẻ sơ sinh có ráy tai là lại lập tức lấy ra cho sạch. Đối với người lớn, chúng ta rất thoải mái khi được lấy ráy tai nhưng trẻ con thì không giống như vậy.
Thường xuyên lấy ráy tai cho trẻ sẽ khiến tai trẻ bị nhiễm trùng. Thực ra những thứ bẩn trong tai trẻ có thể tự rơi ra ngoài, mẹ chỉ cầ dùng khăn mềm lau sạch vùng tai bên ngoài cho con là được. Nếu bạn thấy ráy tai của con quá nhiều tốt nhất hãy nhờ đến các bác sĩ lấy ra, để không làm tổn thương đến con.
Phần rốn của con
Khi trẻ mới sinh ra, phần rốn được xem là một vết thương và cần được chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ. Cha mẹ cũng phải theo dõi quá trình rụng rốn của con để có biện pháp xử lý khi xảy ra những bất thường.
Người lớn không nên "ngứa tay" mà kéo phần dây rốn của trẻ ra. Hãy chờ đến khi nó tự rụng. Rốn của trẻ là bộ phận rất dễ nhiễm bệnh nên cha mẹ cần chăm sóc kỹ nhưng không được vuốt ve hay tùy ý chạm vào để tránh nhiễm khuẩn.
Chăm sóc con, cha mẹ nên nhớ đến những việc này nhé. Vì trẻ sơ sinh rất nhạy cảm cũng rất dễ bị tổn thương chỉ cần sơ hở sẽ khiến con bị nhiễm trùng ngay.