Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ suy dinh dưỡng có nguy hiểm không?

Trẻ suy dinh dưỡng có nguy hiểm không? Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng như thế nào? Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trẻ suy dinh dưỡng có thể trạng gầy yếu thường bắt gặp phổ biến ở các quốc gia chậm phát triển.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng. Có thể do trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc do trẻ mắc bệnh nên cơ thể không thể thu nạp được chất dinh dưỡng từ thức ăn dẫn đến thể trạng gầy yếu, chậm phát triển.

Trẻ suy dinh dưỡng có nguy hiểm không? Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng như thế nào? trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trẻ suy dinh dưỡng có thể chất và trí tuệ đều chậm phát triển chậm - Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ chậm tăng cân

Nếu trẻ có cân nặng ở dưới mức cân nặng chuẩn theo độ tuổi quá nhiều thì đó cũng là dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng.

Thông thường, giai đoạn từ 1 – 3 tuổi, cân nặng và chiều cao của bé sẽ phát triển chậm hơn trước nên cha mẹ phải theo dõi sát sao mới có thể đánh giá đúng được.

trẻ suy dinh dưỡng, chiều cao và cân nặng của bé thường không đổi trong vòng 3 tháng liền. Nếu thấy cân nặng và chiều cao của bé nằm dưới vùng chuẩn của biểu đồ thì chứng tỏ trẻ đang có dấu hiệu suy dinh dưỡng, cha mẹ cần điều chỉnh ngay chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt để cải thiện tình hình phát triển thể chất của trẻ.

Cần lưu ý thêm, nếu cân nặng của trẻ nhẹ hơn 20% so với cân nặng tiêu chuẩn trung bình và chiều cao thấp hơn 10% so với chiều cao tiêu chuẩn trung bình thì khả năng cao trẻ sẽ mắc bệnh suy dinh dưỡng.

Trẻ chậm phát triển vận động

Một dấu hiệu suy dinh dưỡng khác là trẻ chậm phát triển vận động.

Với trẻ nhũ nhi, nếu 7 tháng tuổi mà vẫn chưa biết lật, 10 tháng tuổi không thể tự ngồi được một mình, khi 12 tháng tuổi không đứng được, 18 tháng tuổi không biết đi thì chắc chắn, trẻ đã bị chậm phát triển hơn so với tiêu chuẩn. Lúc này, cha mẹ hãy đưa ngay con tới gặp bác sĩ để được thăm khám và có cách điều trị phù hợp.

tre suy dinh duong 2
 Trẻ mệt mỏi, biếng ăn đều là dấu hiệu của bệnh suy dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ mệt mỏi, hay đau ốm và kém linh hoạt

Từ thói quen ăn uống của trẻ cũng có thể chẩn đoán được trẻ có bị suy dưỡng hay không. Nếu trẻ có các biểu hiện như: Biếng ăn, ăn không đủ bữa, ăn không hết phần ăn theo nhu cầu của lứa tuổi đều là những dấu hiệu của trẻ suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, các vấn đề về sức khỏe như trẻ bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, hay đau ốm, thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng bởi đây chính là những dấu hiệu cho thấy sự phát triển của trẻ đang gặp vấn đề.

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?

Thực phẩm cho trẻ suy dinh dưỡng được các chuyên gia khuyên nên có các thành phần quan trọng dưới đây:

Thực phẩm giàu canxi và vitamin D

Vitamin D sẽ giúp trẻ hấp thụ canxi tốt nhất, vì vậy hãy cho trẻ tắm nắng nhiều vào buổi sáng và ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin D như trứng, cá, đậu phụ, nấm…

tre suy dinh duong 3
Cần bổ sung vitamin D cho trẻ suy dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet

Thực phẩm giàu protein

Protein được coi là thành phần vàng cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy protein cần được bổ sung hơn mức bình thường cho những trẻ em suy dinh dưỡng.

Một số loại thực phẩm cung cấp lượng protein dồi dào cho trẻ như sữa và các chế phẩm từ sữa.

Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu protein như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc, vừng, lúa mì…Ở từng độ tuổi sẽ có hàm lượng protein cần mỗi ngày như sau:

+ Trẻ em từ 1–3 tuổi cần ít nhất 13g protein mỗi ngày.

+ Trẻ từ 4–8 tuổi cần 19g protein mỗi ngày.

+ Trẻ lớn hơn từ khoảng 9–13 tuổi cần 34g protein mỗi ngày.

Thực phẩm giàu calo

Các thực phẩm giàu calo và chứa nhiều chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh toàn diện. Một số loại thực phẩm giàu calo cần bổ sung cho trẻ suy dinh dưỡng như các loại hạt vỏ cứng (óc chó, hạnh nhân, đậu phộng…), pho mát, sữa, bơ và trái cây khô...

Thực phẩm chứa kẽm và selen

Kẽm và Selen là 2 chất cần thiết cho cơ thể trẻ suy dinh dưỡng. Kẽm cải thiện chiều cao và cân nặng của trẻ rất rõ rệt thậm chí được các chuyên gia khuyến khích sử dụng cho trẻ. Còn selen là chất đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Việc thiếu selen trong chế độ ăn lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm miễn dịch, viêm khớp, hen suyễn, đục thủy tinh thể… Do đó, cần bổ sung selen vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ để đảm bảo cho sự phát triển khoẻ mạnh của bé.

Các loại hải sản, cá biển, nấm, lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên hạt,… là những thực phẩm rất giàu selen.

tre suy dinh duong 4
Thực phẩm giàu kẽm nên bổ sung cho trẻ suy dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet

Rau xanh và trái cây

Trái cây và rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Vì vậy, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi cho trẻ sẽ giúp hạn chế việc bị đau bụng và giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Từ đó, thúc đẩy quá trình hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

Đầu tiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng.

Nếu là nguyên nhân bệnh tật

Mẹ cần tìm cách chữa trị bệnh tình cho con, đưa bé tới bệnh viện để thăm khám và có phương pháp chữa trị. Cùng với đó, mẹ nên kết hợp với chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng cho bé.

Nếu bé suy dinh dưỡng do biếng ăn

Mẹ cần có có kế hoạch thay đổi thói quen nấu nướng của mình. Luôn đổi món để thay đổi khẩu vị giúp trẻ không cảm thấy chán ăn.

Bổ sung các thực đơn giàu dinh dưỡng để tăng cường chất cho con. Các loại thực phẩm giàu vitamin D, kẽm, selen, calo, chất xơ như đã kể trên.

Có thể kết hợp bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng để tăng cường dưỡng chất cho bé, kích thích bé ăn ngon và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Ngoài ra, mẹ cần đảm bảo cho bé một chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ như: Cho bé ngủ đủ giấc trong ngày, đi ngủ đúng giờ. Cho bé tham gia các hoạt động thể chất như chơi thể thao, vui chơi ngoài trời để cơ thể được vận động và hấp thụ Vitamin D từ ánh sáng tự nhiên.

Một chế độ sữa đầy đủ mỗi ngày cũng hỗ trợ cho dinh dưỡng để bé tăng cân tốt hơn.

tre suy dinh duong 5
Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong thực đơn của trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Vậy trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì?

 Các mẹ có thể bổ sung sữa cho bé như sau:

+ Nếu bé có cơ địa nóng trong, hay táo bón thì các mẹ nên cho bé uống các loại sữa mát, dễ tiêu hoá, giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, dễ hấp thụ dinh dưỡng như các loại sữa có thành phần hệ chất xơ hòa tan FOS, các lợi khuẩn Bifidobacteria hỗ trợ hệ tiêu hóa. Chất đạm thủy phân và chất béo chuỗi trung bình (MTC) giúp bé dễ tiêu hóa hơn.

+ Nếu bé có cơ địa mát, tiêu hoá tốt thì nên cho bé uống mẹ chỉ cần chọn 1 chỉ số duy nhất là chỉ số năng lượng/ 100ml sữa. Một số nhãn hàng sữa dòng tăng cân có thể lựa chọn như Vinamilk, Nutifood, hoặc Sữa của viện dinh dưỡng.

+ Với bé dưới 1 tuổi: Nên tránh sử dụng các loại sữa năng lượng cao, khó tiêu hóa để hệ tiêu hóa không phải làm việc quá sức. Vì hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi phải làm đồng thời 2 nhiệm vụ, tiêu hóa dinh dưỡng để có năng lượng tăng cân và tự hoàn thiện hệ tiêu hóa.

+ Với bé trên 1 tuổi: Hệ tiêu hóa của bé lúc này đã dần hoàn thiện, nên mẹ có thể cho bé sử dụng các loại sữa tăng cân có năng lượng cao. Mẹ có thể bổ sung các loại sữa có năng lượng cao và đồng thời bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất giúp bé ăn ngon miệng.

Bổ sung các loại sữa giúp tăng cân cho trẻ suy dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ suy dinh dưỡng lâu này không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hướng đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ. Khi cơ thể yếu, hệ miễn dịch kém, trẻ sẽ dễ mắc phải bệnh tật hơn các trẻ bình thường.

Vì vậy, các bậc phụ huynh nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và tình hình cân nặng của con thường xuyên. Nếu trẻ suy dinh dưỡng nặng phải đưa bé đến bệnh viện thăm khám để kịp thời chữa trị.

Hanako

Tin liên quan

Bổ sung kẽm cho bé với 9 loại thực phẩm này để con hết biếng ăn

Bổ sung kẽm cho bé chính là một trong những cách giải quyết vấn đề biếng ăn ở trẻ...

Trẻ 5 tháng tuổi bị sổ mũi: Cha mẹ cần làm gì?

Sổ mũi là triệu chứng khá phổ biển ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cha mẹ cần làm gì...

Cảnh báo viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em

Trước đây, loét dạ dày – tá tràng là một căn bệnh rất ít gặp ở trẻ em nên đối...

6 hành động phá hỏng tuổi thơ của con

Cấm hoàn toàn thiết bị điện tử, bắt con tham gia quá nhiều hoạt động và ám ảnh về điểm...

Mẹ Trung Quốc đua nhau làm món này cho con ăn, canxi nhiều gấp 10 lần sữa

Nguyên liệu và cách làm vô cùng đơn giản nhưng nhiều mẹ Việt lại không biết tới

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ: Thường gặp nhưng ít được quan tâm

Trẻ em khỏe mạnh thông minh thường phát triển ngôn ngữ rất nhanh. Nhưng trên thực tế có những trẻ...

Bỏ túi 12 công thức làm sinh tố cho bé thích mê, bổ sung đa dạng dưỡng chất

Ở độ tuổi ăn dặm, ngoài những thực phẩm từ rau củ tươi thì các mẹ cũng nên cho trẻ...

Tin mới nhất

Thấy đứa con học giỏi bỗng tụt hạng dốt nhất lớp, mẹ tìm hiểu lý do nhưng lại sốc ngất...

49 phút trước

Cướp chồng từ tay người khác chưa bao lâu, tôi đã phải nhận hậu quả đắng chát sau chầu nhậu...

49 phút trước

Ngưỡng mộ chị dâu đẻ 3 đứa vẫn xinh đẹp, tôi sang xin bí kíp thì sốc nặng rồi rơi...

49 phút trước

Cả năm lén lút ngoại tình, nghĩ vợ không biết gì nhưng đến khi đòi bồ sinh con trai thì...

1 giờ trước

Vừa sinh con lại thấy chồng khác lạ, vợ lén lắp camera thì tá hỏa khi thấy cảnh này

1 giờ trước

Bí mật buồn tủi đằng sau những món quà đắt tiền chồng tặng sau mỗi lần đi công tác

1 giờ trước

Ngày nào chồng cũ cũng ghé nhà làm tôi nghĩ anh muốn quay về với vợ con, biết lý do...

2 giờ trước

Thấy chồng bị ung thư vợ chỉ nói “để mẹ chăm cho anh” rồi bỏ đi mất, 3 tháng sau...

2 giờ trước

Bị ép gả cho chồng già, đêm tân hôn cô gái sợ hãi khóa chặt cửa nào ngờ cái kết...

2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình