Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ sưng bụp mắt, nhắm nghiền vì sợ ánh sáng, cẩn thận bệnh do virus Adeno

Trẻ đỏ mắt, đổ ghèn, buổi sáng thức dậy không thể mở mắt. Có trường hợp bị xước giác mạc, gây sẹo khiến trẻ sợ ánh sáng, giảm thị lực.

Em H.P.A (8 tuổi) được mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM với 2 mắt đỏ ngầu, sốt, đổ ghèn, đau họng. Xung quanh phòng khám, nhiều trẻ khác cũng chung tình trạng. 

Trong đó, có bé 3 tuổi đến bệnh viện khám vì sốt, đỏ mắt, sợ ánh sáng… Trẻ được chẩn đoán viêm kết mạc, biến chứng giả mạc, tổn thương giác mạc. Mẹ bé cho biết, con thường hay lấy tay dụi mắt cách đó ít ngày. 

“Con nói bị ngứa mắt nên tôi mua thuốc nhỏ mắt về rửa. Đến tối, mắt con sưng to, mi dưới phù nề, tròng mắt đỏ và nóng sống. Tôi lại mua thuốc cho con uống nhưng hai ngày sau sưng to hơn, không mở mắt được. Bây giờ bác sĩ nói bị viêm mô tế bào nặng, phải tiểu phẫu”, người mẹ lo lắng.

Theo bác sĩ Nguyễn Thành Danh, Trưởng đơn vị Mắt, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, hiện số lượng bệnh nhi bị viêm kết mạc đến khám đang tăng lên. Trước đây, mỗi ngày chỉ có khoảng 80 bệnh nhi viêm kết mạc, nay ghi nhận trên 100 trẻ/ngày, tăng khoảng 20-30% so với hai tuần trước. 

Một bệnh nhi đến Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM khám vì mắt đỏ, đổ ghèn. 

Bác sĩ Danh cho hay, số trẻ bị viêm kết mạc do vi trùng, vi khuẩn chiếm đa số nhưng nguyên nhân do virus Adeno cũng đang tăng dần. Tùy tác nhân gây bệnh, trẻ sẽ có triệu chứng khác nhau từ nhẹ đến nặng. 

Riêng viêm kết mạc do virus, nhất là virus Adeno gây ra, bệnh sẽ lây lan nhanh, có thể bùng phát thành từng đợt. Trước đây, Việt Nam đã từng có dịch viêm kết mạc do virus Adeno.

Theo bác sĩ Dư Minh Trí, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng TP, đặc thù của viêm kết mạc do virus Adeno bên cạnh mắt đỏ còn là dấu hiệu sưng húp. “Phụ huynh đôi khi tưởng trẻ bị con gì chích, hoặc lo trẻ bị ai đánh vì mi mắt sưng bụp”, bác sĩ nói. 

Bác sĩ Trí lưu ý, một số trẻ khi bị bệnh có thể không mở mắt được khi thức dậy vì mắt bị dính. Phụ huynh cố lấy tay gỡ mi mắt trẻ ra nhưng nếu gỡ không đúng có thể gây biến dạng gờ mi, lông mi quặp vào trong cọ xát vào giác mạc. 

Giác mạc giống như tấm kính, nếu bị xước ánh sáng chiếu vào sẽ không đi theo đường thẳng mà gây ra tình trạng tán xạ khiến trẻ lóa mắt. Biến chứng này thường khó điều trị. 

Theo bác sĩ Trí, khi trẻ bị viêm kết mạc do virus Adeno, phụ huynh không nên sốt ruột vì cần khoảng 1 tuần để phục hồi. Trẻ cần được chăm sóc đúng cách, giữ cho đôi mắt không bị biến chứng. Nếu phát hiện sớm, trẻ chỉ cần nhỏ mắt, một số trường hợp được kê thêm thuốc.

Cùng ý kiến, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM cho biết, virus Adeno từ lâu đã là nguyên nhân gây đau mắt đỏ hàng đầu ở trẻ em. 

“Việc điều trị không khó khăn, tuy nhiên cần cẩn thận để không gây nhiễm trùng, bội nhiễm. Khi đó trẻ cần được nhỏ kháng sinh. Bệnh cũng có thể xảy ra theo mùa, thành từng đợt”. 

Theo các bác sĩ, nhiều bệnh nhi đến khám khi đã sốt cao kèm theo viêm mũi họng, mắt sưng đỏ, sưng phù hết vùng mi hay tổn thương giác mạc, nhìn mờ. Trẻ có thể sợ hãi và nhắm mắt. Nếu bị biến chứng nặng, tổn thương giác mạc gây sẹo, trẻ sẽ bị giảm thị lực. 

Vì vậy, khi thấy trẻ bị đỏ mắt, đổ ghèn, cha mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ. Nếu có dấu hiệu nặng hơn, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để điều trị. 

Bên cạnh đó, thời gian gây bệnh của virus Adeno khoảng từ 5-12 ngày. Nếu trẻ được xác định đau mắt do Adeno, cần cho trẻ ở nhà đến khi hết hẳn các triệu chứng, tránh lây lan trong trường học.

Theo Linh Giao/Vietnam.net

Tin liên quan

Suýt mù mắt vì bệnh lý nguy hiểm nhiều người đang chủ quan

Đến bệnh viện thăm khám trong tình trạng mắt nhìn mờ, có thời điểm không phân biệt được màu sắc,...

Nhiều người vô tư ăn dưa chuột mà không biết những tác dụng phụ đáng sợ

Dưa leo (hay còn gọi là dưa chuột) cũng giống như những thực phẩm khác, nếu lạm dụng và ăn...

Báo động trẻ mắc bệnh liên tiếp vì "nợ miễn dịch" hậu COVID-19

"Nợ miễn dịch" hậu COVID-19 làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em...

Sốt xuất huyết "bùng nổ": Hà Nội kiểm soát dịch như thế nào?

Sốt xuất huyết hiện là dịch bệnh đang bùng phát mạnh nhất tại Hà Nội. Cộng dồn năm 2022, thành...

Không cần thuốc, phụ huynh cứ dùng loại hạt này đảm bảo trẻ đau dạ dày cỡ nào cũng dứt,...

Do lối ăn uống và sinh hoạt không hợp lý mà bệnh dạ dày ngày càng phổ biến. Khi mắc...

Mất cảm giác ngon miệng, có phải dấu hiệu cảnh báo ung thư?

Những bất thường khi đang ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư, bạn nên biết để gìn...

Chuyên gia dinh dưỡng chỉ nguy cơ tiềm ẩn trong đĩa sashimi hấp dẫn

Sashimi là món ăn hấp dẫn nhưng khi thưởng thức bạn cần hiểu đúng về những lợi ích và lưu...

Tin mới nhất

Ăn bắp cải luộc có tốt không? Cần lưu ý gì khi ăn bắp cải?

7 giờ trước

Trầm trồ trước ly sữa hạt vừa ngon vừa đẹp, cách làm siêu dễ bằng máy xay sinh tố

7 giờ trước

Loại cá xưa cho lợn ăn, nay phơi khô thành đặc sản dân thành phố "ưa chuộng dịp Tết", 300.000...

7 giờ trước

Đặc sản xưa không ai biết đến, giờ được người dân thành phố "ưa chuộng" vì có hương vị lạ,...

7 giờ trước

Cây ngải cứu xưa không ai ngó ngàng, nay làm thành món đặc sản lạ dân thành phố ưa chuộng

12 giờ trước

Khám phá công thức làm bánh ngọt 3 không cho mẹ bỉm sữa: không khó, không lò nướng, không mất...

12 giờ trước

Loại quả xưa không ai ngó ngàng, nay làm thành món đặc sản mùa hè dân thành phố thích mê,...

12 giờ trước

4 loại rau rẻ nhất chợ lại ít bị phun thuốc sâu, là kho vitamin và có loại được Nhật...

12 giờ trước

Trổ tài làm thịt xá xíu không cần lò nướng cực dễ chỉ với mẹo này

12 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình