Phụ Nữ Sức Khỏe

Báo động trẻ mắc bệnh liên tiếp vì "nợ miễn dịch" hậu COVID-19

"Nợ miễn dịch" hậu COVID-19 làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em (cúm A, cúm B, sốt virus, tay chân miệng…) khiến các cơ sở khám chữa bệnh Nhi khoa trên toàn quốc luôn trong tình trạng quá tải.

Trẻ liên tục mắc bệnh vì "nợ miễn dịch" hậu COVID-19
Trong thời gian vừa qua, ghi nhận trẻ nhập viện do mắc Adenovirus gia tăng đáng báo động. Bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận hơn 3130 ca mắc Adenovirus từ đầu năm đến nay, trong đó có 9 ca trẻ tử vong, bao gồm bệnh nhi không có tiền sử bệnh nền. Không chỉ bệnh viện Nhi Trung ương, tại các bệnh viện tỉnh, bệnh viện ngoài công lập, tình trạng quá tải cũng diễn ra.

Từ đầu tháng 9 đến nay, BV Nhi đồng TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 1500-2000 trẻ mắc các bệnh hô hấp đến thăm khám mỗi ngày. Còn sốt xuất huyết tăng hơn 9000 ca so cùng kỳ, số ca trở nặng tăng cao trên toàn quốc, ghi nhận trên cả người lớn và trẻ nhỏ.

Điều đáng nói là hiện nhiều dịch bệnh đã diễn biến trở nên phức tạp, không tuân theo mùa, ghi nhận nhiều ca tăng nặng, thời gian mắc bệnh kéo dài. Điều này được lý giải có nguyên nhân cộng hưởng do "nợ miễn dịch" sau thời gian giãn cách xã hội và giảm tiếp xúc trong đại dịch COVID-19 trước đó.

Nợ miễn dịch hậu COVID-19 làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em (cúm A, cúm B, sốt virus, tay chân miệng…)

Vậy "nợ miễn dịch" là gì? Tại sao thời điểm này trẻ lại mắc bệnh nhiều như vậy và làm sao để hạn chế trẻ mắc bệnh hoặc tránh bệnh trở nặng? Đây là nội dung được các chuyên gia bàn luận trong chủ đề hội thảo: "Sức khỏe trẻ em thời kỳ hậu COVID-19 và giải pháp tăng cường miễn dịch bằng dinh dưỡng" được tổ chức tại Đại học Y Hà Nội ngày 14-15/11/2022.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Chủ nhiệm Bộ môn Nhi – Đại học Y Hà Nội cho biết, "nợ miễn dịch" là hiện tượng xảy ra do không tiếp xúc với vi khuẩn và virus một cách thường xuyên. Trong thời gian thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus COVID-19 trước đây như giãn cách xã hội, tăng cường rửa tay và khử trùng, đeo khẩu trang,... cũng góp phần vào việc ngăn chặn sự lây lan của các loại bệnh thông thường.

Mặc dù các biện pháp này đem lại những tác dụng có lợi ngắn hạn nhưng khi các biện pháp ngăn ngừa này không còn phổ biến, trẻ quay lại trường học, tham gia các hoạt động ngoài trời và các hoạt động cộng đồng thì nguy cơ bùng phát các bệnh thông thường do virus và vi khuẩn sẽ tăng lên.

Theo các chuyên gia tại Bệnh viện Đại học Schleswig-Holstein (Đức), nợ miễn dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em trong thời kỳ hậu COVID-19. Chính vì vậy, các loại bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em như cúm A, cúm B, Adenovirus, cúm mùa, viêm họng liên cầu,... bùng phát mạnh mẽ sau thời gian ngắn khi trẻ đi học trở lại.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy nhấn mạnh, dù mắc COVID-19 có triệu chứng hay không có triệu chứng thì đáp ứng miễn dịch của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Nhiễm Covid còn gây giảm số lượng hoặc chức năng tế bào trình diện kháng nguyên. Thậm chí còn gây tăng các cytokine kháng viêm (như IL-10 và TGF-β), làm tăng các phản ứng viêm quá mức, đặc biệt tại đường hô hấp, cản trở hấp thụ oxy khiến oxy trong máu giảm thấp, đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Suy giảm miễn dịch do COVID-19 còn gây khó khăn trong đào thải virus và chống nhiễm trùng thứ phát. Khi xảy ra nhiễm trùng thứ phát sau nhiễm covid trẻ còn có nguy cơ bị nặng hơn khoảng 5-15.5%. Như vậy, dù không gây ra triệu chứng, nhưng khi nhiễm Covid-19, virus này vẫn có nguy cơ âm thầm gây suy giảm miễn dịch của trẻ trên toàn hệ thống.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Chủ nhiệm Bộ môn Nhi – Đại học Y Hà Nội thuyết trình tại Hội thảo

"Trả nợ miễn dịch" bảo vệ trẻ trước cơn bão của nhiều dịch bệnh
PGS.TS Diệu Thúy cho biết, trong giải pháp tổng thể, dinh dưỡng đóng vai trò "chìa khóa" quan trọng để tăng cường miễn dịch tự nhiên và chủ động của cơ thể, giúp trẻ chiến đấu với nhiều dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Theo PGS.TS Diệu Thúy, dinh dưỡng cung cấp nguyên liệu quý giá để tổng hợp các thành phần miễn dịch. Các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là kẽm và sắt có vai trò quan trọng trong việc cải thiện miễn dịch cho trẻ. Sắt tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch Lympho T - giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Bởi vậy, khi cơ thể trẻ bị thiếu sắt thì điều hiển nhiên xảy ra là hệ miễn dịch sẽ suy giảm… 

Cùng với sắt thì kẽm cũng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Vì kẽm vừa là thành phần, vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch (miễn dịch tế bào, miễn dịch thích ứng), từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam tình trạng trẻ em thiếu kẽm và sắt còn cao. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng năm 2019 – 2020 tỷ lệ trẻ em thiếu kẽm ở mức trầm trọng lên 60%, cứ 3 trẻ có một trẻ thiếu sắt. Đặc biệt thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt và ngược lại.

Theo nghiên cứu tổ chức dinh dưỡng Đông Nam Á, bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu kẽm và sắt. Vì vậy, để đảm bảo đủ lượng kẽm, sắt cho nhu cầu hàng ngày giúp nâng cao hệ miễn dịch thì cha mẹ nên bổ sung cho trẻ bằng sản phẩm dạng lỏng dễ uống, dễ hấp thu. 

"Cha mẹ nên chọn các sản phẩm có cả sắt và kẽm đủ nhu cầu hàng ngày, đặc biệt sắt kẽm có tỷ lệ 1:1 sẽ tối ưu việc hấp thu và thuận tiện cho việc sử dụng", PGS.TS Diệu Thúy nhấn mạnh.

Theo H.My - N.Mai/Gia Đình.net

Tin liên quan

Mất cảm giác ngon miệng, có phải dấu hiệu cảnh báo ung thư?

Những bất thường khi đang ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư, bạn nên biết để gìn...

Ngày 15/11: Ca COVID-19 tăng vọt lên 580, gấp gần 3 lần hôm qua

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 15/11 của Bộ Y tế cho biết có 580 ca mắc COVID-19, tăng...

Một huyện tại Hà Nội ghi nhận gần 150 ca mắc sốt xuất huyết

Trong diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, huyện Ba Vì đang nỗ lực chủ động kiểm soát...

Cô gái trẻ bỗng dưng bị méo miệng, liệt mặt vì thói quen nhiều người mắc phải: Bác sĩ cảnh...

Đi từ phòng khách có điều hòa sang phòng bếp không có điều hòa, cô gái trẻ bỗng nhiên xuất...

Bé trai 10 tuổi tử vong trong nhà tắm vì thói quen nhiều gia đình thường ngày vẫn làm

Bệnh nhi ở Hà Nội mới 10 tuổi được đưa đến Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai) cấp...

"Vi khuẩn ăn thịt người" lan tới Thanh Hóa khiến một bệnh nhân tử vong: Phát hiện nguyên nhân thường...

Bệnh viện Nhi trung ương thông tin bệnh nhi 15 tuổi (trú Thanh Hóa) mắc bệnh Whitmore (còn gọi vi...

Đột quỵ bất thình lình nếu cơ thể bắt đầu ‘rục rịch’ những dấu hiệu này, cảnh báo căn bệnh...

Thiếu máu não là một trong những căn bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng trong tích tắc. Điều đáng...

Tin mới nhất

Những kiểu tóc ăn gian tuổi thực lại dễ chăm sóc

1 giờ trước

3 mẹo rửa mặt 'chuẩn khoa học' giúp da dẻ ngày một sáng mịn, hồng hào tươi trẻ

1 giờ trước

Lóa mắt tủ đồ hàng hiệu triệu đô của Đàm Vĩnh Hưng: Xếp chồng chồng lớp lớp toàn thương hiệu...

1 giờ trước

Được ví nhan sắc như 'lão hóa ngược' Mỹ Tâm, Ngô Thanh Vân nhờ vào loại nước rẻ bèo, sẵn...

1 giờ trước

Được mệnh danh là 'công chúa', Phạm Băng Băng phiên bản Việt, nữ ca sĩ này không ít lần dao...

1 giờ trước

Nắng cháy da sau kì nghỉ lễ: 6 nguyên liệu thiên nhiên giúp bạn làm mềm, dịu tổn thương da...

1 giờ trước

2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt: Bác sĩ đưa ra những khuyến cáo đề phòng 'tử thần'...

1 giờ trước

Người phương Tây học cách 'ngủ trưa bài bản'

1 giờ trước

Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường

1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình