Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì nguy hiểm?

Trẻ nhỏ bị sốt là vấn đề thường gặp khiến bố mẹ lo lắng không ít. Vậy trẻ sốt bao nhiêu độ thì nguy hiểm?

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì nguy hiểm?

Các chuyên gia sức khỏe trẻ em trên Pcbaby cho biết: Thực tế, để phán đoán mức độ nghiêm trọng khi trẻ bị sốt không thể chỉ dựa vào thân nhiệt mà còn phải chú ý đến trạng thái tinh thần cũng như nhiều triệu chứng khác kèm theo. Vậy trẻ sốt bao nhiêu độ thì nguy hiểm?

Tre sot bao nhieu do thi nguy hiem 1
Nghe chuyên gia giải đáp vấn đề trẻ sốt bao nhiêu độ thì nguy hiểm - Ảnh minh họa: Internet

Thông thường, khi nhiệt kế hiển thị 39 độ sẽ càng khiến các bậc phụ huynh khẩn trương và lo lắng bởi vì trong quan niệm của đa số người, trẻ bị sốt ở mức này tương đương với sốt cao. Tuy nhiên, nếu biểu hiện của trẻ không có nhiều khác thường so với lúc khỏe mạnh, chẳng hạn như vẫn ăn uống, vui chơi bình thường thì không đáng ngại.

Trẻ em sốt bao nhiêu độ thì nguy hiểm? Có nhiều trường hợp trẻ sốt chưa đến 39 độ nhưng trạng thái tinh thần quá kém, có biểu hiện khó chịu hoặc kèm theo những triệu chứng bất thường khác vẫn rơi vào tình huống nguy hiểm, cần xử lý kịp thời. Bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên môn để thăm khám và uống thuốc hạ sốt theo chỉ định, không tự ý mua thuốc cho trẻ uống.

Tre sot bao nhieu do thi nguy hiem 2
Chỉ khi trẻ bị sốt trên 42 độ và kéo dài trong nhiều ngày thì mới có nguy cơ tổn thương não bộ do protein trong cơ thể biến tính - Ảnh minh họa: Internet

Không những lo lắng vấn đề trẻ sốt bao nhiêu độ thì nguy hiểm mà các ông bố, bà mẹ còn lo ngại hơn khi được biết rằng sốt cao có thể gây hại đến não bộ của trẻ. Trên thực tế, khi con người bị sốt hơn 42 độ và kéo dài trong một thời gian nhất định mới khiến protein trong cơ thể bắt đầu biến tính, gây ra tổn thương trực tiếp đến não.

Cách xử lý và chăm sóc khi trẻ bị sốt để đạt hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ

Trẻ sốt 39 độ phải làm gì? Khi thân nhiệt của trẻ tăng đến con số này nghĩa là đã tiếp cận đến trường hợp sốt cao, lúc này bố mẹ càng nên chú ý quan sát trạng thái tinh thần của trẻ. Nếu trẻ vẫn biểu hiện bình thường thì không nhất định phải uống thuốc hạ sốt, có thể dùng phương pháp vật lý giúp trẻ giảm thân nhiệt.

Tre sot bao nhieu do thi nguy hiem 3
Nếu trẻ bị sốt nhưng trạng thái tinh thần vẫn ổn định thì người lớn có thể dùng phương pháp hạ sốt vật lý như lau người bằng nước ấm và dùng miếng dán hạ sốt - Ảnh minh họa: Internet

Lau người bằng nước ấm cho trẻ

Người lớn dùng khăn lông sạch nhúng vào nước ấm (nhiệt độ nước không làm nóng rát mặt trong cánh tay là được), sau đó vắt nhẹ cho ráo phần lớn nước thấm trong khăn rồi lau ở các vị trí như cổ, nách, bắp đùi của trẻ. Thực hiện trong khoảng 5 đến 10 phút, có thể kết hợp miếng dán hạ sốt dán ở trán để giúp trẻ nhanh chóng hạ nhiệt.

Duy trì phòng ốc của trẻ được thông gió

Nhiều người thường quan niệm sai lầm rằng khi trẻ bị sốt thì càng phải đóng kín cửa để tránh gió xâm nhập. Điều này khiến nhiệt độ trong phòng càng bức bí, không khí không thể lưu thông và trao đổi oxi với bên ngoài, dẫn đến thân nhiệt của trẻ càng tăng mà còn có biểu hiện khó chịu.

Khi trẻ bị sốt, bố mẹ nên chú ý mở cửa sổ vừa phải để thoáng khí, đồng thời chú ý đón ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Ngoài ra, cho trẻ mặc quần áo rộng rãi hơn, tránh đắp chăn dày và quần áo chật chội.

Tre sot bao nhieu do thi nguy hiem 4
Trẻ bị sốt thường mất nước và chất điện giải, bố mẹ cần bổ sung nhiều nước cho trẻ và có thể kết hợp nước biển khô theo chỉ định của bác sĩ - Ảnh minh họa: Internet

Chú ý bổ sung nhiều nước cho trẻ

Một trong những cách hạ sốt cho trẻ là phải đảm bảo lượng nước trong cơ thể của trẻ. Khi thân nhiệt tăng cao, cơ thể trẻ dễ mất nước và giảm chất điện giải. Vì vậy, bố mẹ nên cố gắng khuyến khích trẻ uống nhiều nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội.

Chất lượng giấc ngủ vô cùng quan trọng

Trẻ bị sốt sẽ cảm giác khó chịu dẫn đến khó ngủ. Bố mẹ nên nhẫn nại dỗ dành, kết hợp các biện pháp hạ sốt vật lý để trẻ được thư giãn hơn, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ cả chất và lượng để bệnh nhanh chóng hồi phục.

Thận trọng với việc chườm lạnh hoặc lau người bằng rượu khi trẻ bị sốt

Tre sot bao nhieu do thi nguy hiem 5
Quan niệm chườm lạnh khi trẻ bị sốt có thể dẫn đến co mạch máu, gây cản trở hiệu quả thản nhiệt và có thể khiến trẻ sốt cao hơn - Ảnh minh họa: Internet

Không ít người được truyền tai rằng chườm đá lạnh sẽ giúp trẻ nhanh hạ sốt. Thực tế thì chườm lạnh có thể khiến cho mạch máu nhỏ dưới da của trẻ bị co lại, cản trở hiệu quả tản nhiệt. Ngoài ra, nếu trẻ còn có biểu hiện sợ lạnh thì hành động này của người lớn càng khiến tình trạng của trẻ nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, cũng có người còn dùng rượu trắng để lau người khi trẻ bị sốt. Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo: Làn da của trẻ nhỏ còn rất mỏng và yếu ớt, trong khi đó rượu cồn có tính thẩm thấu rất mạnh có thể đi vào máu qua da, gây kích thích và dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.

Đừng chủ quan khi trẻ bị sốt kéo dài

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì nguy hiểm là một chuyện, bên cạnh đó thời gian phát sốt cũng rất quan trọng để bố mẹ có thể xử lý thỏa đáng. Trẻ bị sốt kéo dài từ 3 ngày trở lên mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì người lớn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ làm các kiểm tra, xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính xác và có liệu trình điều trị thích hợp.

Tre sot bao nhieu do thi nguy hiem 6
Trẻ bị sốt kéo dài hơn 3 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để tránh nguy hiểm cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Chế độ ăn uống khi trẻ bị sốt như thế nào để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe?

Ngoài các biện pháp hạ sốt thì chuyện ăn uống khi trẻ sốt cao cũng rất quan trọng. Bất kể sốt bao nhiêu độ thì vẫn ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, hấp thu của trẻ. Thông thường, mẹ nên cho trẻ ăn uống với thực phẩm dạng lỏng như sữa bò, cháo, nước ép trái cây pha loãng v.v…

Tre sot bao nhieu do thi nguy hiem 7
Khi trẻ bị sốt, mẹ nên cho trẻ ăn uống thức ăn dạng lỏng như cháo, canh súp, sữa bò để dễ tiêu hóa và hấp thu - Ảnh minh họa: Internet

Khi trẻ đã hạ sốt và trong giai đoạn hồi phục thì thức ăn có thể ở dạng bán lỏng như bột, cơm mềm, mì nghiền, lòng đỏ trứng… để cung cấp thêm năng lượng cho trẻ. Mẹ chú ý ít nêm gia vị trong thức ăn vì có thể gây kích thích cho hệ tiêu hóa, tốt nhất là cho trẻ ăn uống thanh đạm hơn bình thường.

Về thức uống, lý tưởng nhất vẫn là nước đun sôi để nguội hoặc có thể bổ sung nước biển khô khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không cho trẻ đang bị sốt uống trà, nước ngọt có ga, mật ong và các loại thức uống lạnh.

Hoài Ngọc

Tin liên quan

Khi trẻ bị sốt liên tục, cha mẹ hãy áp dụng ngay cách này

Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém và rất hay mắc bệnh từ sổ mũi, ho, khò khè đến tiêu...

Cách chăm sóc trẻ em bị sốt tưởng dễ mà không đơn giản

Nhiều chị em dù đã làm mẹ đôi lần nhưng vẫn còn lúng túng khi con bị sốt. Chính vì...

Cha mẹ cần biết: Trẻ bị sốt có nên tắm không?

Trẻ bị sốt có nên tắm không? Đây là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Nhiều người cho rằng...

Trẻ bị sốt về chiều và đêm: Cha mẹ cần làm gì?

Sốt là biểu hiện thông thường của cơ thể phản ứng lại với các tác nhân gây bệnh. Có một...

Mẹ nên làm gì khi trẻ 1 tháng tuổi bị sốt?

Trẻ 1 tháng tuổi bị sốt, bố mẹ cần phải hết sức lưu ý, do độ tuổi này trẻ vô...

Nên và không nên làm gì khi bé bị sốt?

Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ làm cha mẹ bối rối và lo...

Giúp mẹ giải tỏa băn khoăn bé bị sốt phải làm sao

Bé bị sốt phải làm sao là vấn đề khiến hầu như bố mẹ nào cũng băn khoăn và lo...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình