Nguyên nhân khiến bé thường bị sốt tái phát mà bố mẹ cần đặc biệt chú ý
Theo các chuyên gia sức khỏe trẻ em trên trang pcbaby cho biết: Do khả năng thích ứng hoàn cảnh đối với thế giới bên ngoài của trẻ còn rất kém, hệ thống miễn dịch của cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh nên chỉ cần một chút tác nhân xấu cũng dễ khiến trẻ bị sốt.
Bé bị sốt đi sốt lại là hiện tượng tình trạng sốt sau khi đã được trị liệu khỏi hẳn thì không lâu sau lại tái phát, hoặc cũng có khi vừa cho bé uống thuốc hạ sốt, thân nhiệt đã giảm thì sau đó lại nhanh chóng tăng lên. Đặc biệt vào mùa nóng, nếu bố mẹ sử dụng máy lạnh không thỏa đáng hay cho trẻ uống ít nước sẽ rất dễ làm bé bị sốt tái đi tái lại.
Nguyên nhân cụ thể gây sốt ở trẻ em có rất nhiều, nhưng chủ yếu là do vi khuẩn, độc bệnh xâm nhập gây viêm nhiễm đường hô hấp, đường tiêu hóa dẫn đến biểu hiện sốt. Vậy bé bị sốt phải làm sao? Bố mẹ cần căn cứ độ tuổi, tình trạng phát triển cơ thể cũng như căn nguyên bệnh của trẻ để có chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và điều trị thích hợp.
Đặc biệt cần nhắc nhở bố mẹ nên chú ý nếu trẻ sốt liên tục từ 3 ngày trở lên mà không có biểu hiện thuyên giảm, hoặc trẻ bị sốt quá cao, kèm hiện tượng co giật thì phải nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân và xử lý kịp thời, tránh để lâu gây biến chứng nguy hiểm đến bé.
Bố mẹ nên xử lý thế nào khi trẻ bị sốt?
Bên cạnh vấn đề tìm đúng nguyên nhân gây bệnh thì việc làm gì khi bé bị sốt là bước quan trọng tiếp theo bố mẹ cần nắm vững. Thông thường tùy theo mức độ sốt của trẻ mà bố mẹ có phương pháp xử lý thích hợp.
Bé bị sốt dưới 38.5 độ C
Nếu thân nhiệt của bé chỉ khống chế từ 38.5 độ C trở xuống thì việc đầu tiên bố mẹ cần dùng phương pháp vật lý để can thiệp giúp trẻ hạ sốt. Sốt là một triệu chứng thường gặp nhất khi trẻ bị mắc bệnh mang tính viêm nhiễm. Khi thân nhiệt không quá cao, bố mẹ có thể dùng miếng dán hạ sốt, cho trẻ uống nhiều nước, dùng nước ấm lau người v.v… để bé hạ sốt và bớt khó chịu.
Nếu thân nhiệt đã được kiểm soát tốt và có biểu hiện giảm dần về mức bình thường, đồng thời không kèm những triệu chứng bất thường khác thì có thể kết hợp với chế độ ăn uống thanh đạm, dễ tiêu hóa để trẻ dần dần hồi phục sức khỏe.
Bé bị sốt trên 38.5 độ C
Nỗi lo bé bị sốt phải làm sao luôn khiến bố mẹ lúng túng nếu không biết rõ nguyên nhân cũng như biện pháp xử lý thích hợp. Chính vì vậy, đo thân nhiệt là bước quan trọng mà người lớn cần lưu ý tỉ mỉ. Nếu thân nhiệt của bé vượt quá mức 38.5 độ C thì bố mẹ càng phải đặc biệt chú ý theo dõi chặt chẽ.
Nhìn chung, khi trẻ bị sốt trên 38.5 độ C thì phải áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc nhưng lời khuyên cho bạn là nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên môn và thực hiện đúng theo chỉ định mà bác sĩ kê toa, không tự ý mua thuốc hạ sốt cho trẻ khi bạn không biết rõ nguyên nhân gây bệnh.
Bé bị sốt trên 39 độ C
Nếu thân nhiệt của bé nằm ở mức từ 39 độ C trở lên thì đây thuộc trường hợp sốt cao và cần có sự can thiệp của thuốc tây để tránh gây các biến chứng nguy hiểm cho bé. Tốt nhất bố mẹ không nên tự ý xử lý mà nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị đúng cách.
Chế độ ăn uống hợp lý khi bé bị sốt
Bé bị sốt nên ăn gì cũng là vấn đề bố mẹ cần quan tâm, chỉ khi chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng thì mới tăng sức đề kháng cho trẻ, hỗ trợ hiệu quả điều trị cũng như nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho trẻ.
Khi trẻ bị sốt, bố mẹ nên lưu ý bổ sung thực phẩm giàu protein, vitamin, khoáng chất nhưng vẫn phải đảm bảo độ cân bằng giữa các loại dưỡng chất. Thức uống cho trẻ khi bị sốt nên dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ và nên chia thành nhiều bữa ăn, mỗi lần chỉ nên cho trẻ ăn vừa đủ no khoảng 8 phần là được. Ngoài ra, bạn đừng quên cho trẻ uống nhiều nước.
Cháo là một trong những món ăn phù hợp nhất đối với trẻ đang bị sốt. Bên cạnh cung cấp năng lượng và dinh dưỡng thì cháo còn bổ sung nước cho cơ thể của trẻ, giảm bớt áp lực cho dạ dày và đường ruột. Ngoài ra, nước ép rau củ quả cũng giúp tăng cường vitamin, giải cảm, nhuận phổi, tiêu viêm v.v… cho trẻ.
Ngoài cháo thì các món ăn được chế biến dạng mềm nhuyễn cũng là lựa chọn lý tưởng cho bé. Bố mẹ cần đặc biệt chú ý là trong giai đoạn cấp tính của bệnh, thông thường nên cho trẻ ăn thực phẩm dạng loãng, còn trong giai đoạn đã hạ sốt và hồi phục thì có thể thay đổi thành thức ăn dạng “bán loãng”.
Khi bị sốt, trẻ thường sẽ không muốn ăn nên bố mẹ cũng không nên thúc ép, cố gắng khuyến khích để trẻ ăn mỗi lần một ít và ăn nhiều lần trong ngày, như vậy tránh được tình trạng trẻ ăn nhiều bị nôn và ảnh hưởng xấu đến chức năng tiêu hóa.
Bên cạnh đó, việc cho trẻ uống đủ nước cũng rất quan trọng vì khi sốt, trẻ dễ bị mất nước nhanh hơn. Đồng thời, bố mẹ không nên đột ngột cho trẻ ăn thức ăn lạ mà trẻ chưa từng ăn để tránh gây tiêu chảy, dị ứng, làm bệnh tình có thể biến chứng nghiêm trọng hơn.
Những lỗi bố mẹ dễ mắc phải khi chăm sóc trẻ bị sốt
Cho trẻ đổ mồ hôi để hạ sốt
Bên cạnh giải tỏa vấn đề bé bị sốt phải làm sao thì việc tránh mắc phải những lỗi phổ biến khi chăm sóc trẻ bị sốt cũng cần được quan tâm đúng mực. Không ít người có quan niệm rằng khi trẻ bị sốt, cho trẻ mặc nhiều quần áo để ra mồ hôi hạ sốt. Đây là cách làm rất không khoa học.
Quấn kín trẻ làm ảnh hưởng hiệu quả tản nhiệt của cơ thể, không những không thể hạ sốt mà còn dễ khiến thân nhiệt tăng cao hơn. Bé còn có thể bị thiếu oxi và các cơ quan trong cơ thể cũng chịu tác động xấu theo. Bố mẹ nên mặc quần áo thấm hút tốt cho trẻ, đảm bảo không khí trong phòng lưu thông và giữ ấm cho tay chân của trẻ.
Bé bị sốt không thể tắm hoặc chỉ nên dùng khăn lạnh lau người
Khi chăm sóc trẻ bị sốt, nhiều bố mẹ cho rằng tắm sẽ khiến trẻ bị nhiễm lạnh làm bệnh nặng hơn, hoặc có người dùng khăn nhúng nước lạnh để lau người cho trẻ để hạ sốt. Hai cách làm này đều không hợp lý.
Tắm nước ấm có lợi để trẻ tản nhiệt cơ thể nhưng nhớ không nên tắm quá lâu. Hoặc bạn cũng có thể nhúng khăn vào nước nóng, vắt cho ráo nước rồi lau sạch người cho trẻ. Chú ý thời gian tắm hoặc lau không nên kéo dài, sau đó thay quần áo sạch, thông thoáng để trẻ cảm thấy dễ chịu và không bị nhiễm lạnh.
Bé bị sốt thì nên ăn nhiều thịt để bổ sung dinh dưỡng
Sốt cao có thể dẫn đến tốc độ trao đổi chất của các chất dinh dưỡng tăng nhanh hơn, lượng oxi tiêu hao cũng nhiều hơn. Vì vậy bố mẹ cần chú ý bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho trẻ. Tuy nhiên, phương pháp chế biến thế nào và cho trẻ ăn gì mới quan trọng.
Quan niệm cho trẻ ăn nhiều thịt sẽ càng tốt để tăng cường dinh dưỡng cho trẻ bị sốt là không khoa học. Khi thân nhiệt tăng cao, hoạt tính của men tiêu hóa giảm xuống, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của bé. Nếu bạn cho trẻ ăn thực phẩm nhiều đạm, dầu mỡ không những khiến cơ thể khó hấp thu mà còn dễ gây nôn, tiêu chảy, mất nước cho trẻ.
Nguồn:
https://baike.pcbaby.com.cn/qzbd/1138430.html
http://health.people.com.cn/n1/2016/0414/c21471-28275108.html