Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ bị sốt về chiều và đêm: Cha mẹ cần làm gì?

Sốt là biểu hiện thông thường của cơ thể phản ứng lại với các tác nhân gây bệnh. Có một số trường hợp trẻ bị sốt về chiều và đêm khiến nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo lắng.

Trẻ nhỏ thường chịu tác động nhiều của các tác nhân gây bệnh bởi hệ miễn dịch còn yếu. Đặc biệt là khoảng thời gian giao mùa trong năm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ở trẻ.

Trẻ sẽ bị sốt là một trong những biểu hiện phổ biến của bệnh. Nhưng tình trạng trẻ bị sốt đi sốt lại, trẻ bị sốt về chiều và đêm thì mẹ cần lưu ý và theo dõi con thật kỹ để phát hiện và chữa trị kịp thời cho trẻ.

tre bi sot ve chieu và dem 1
Trẻ sẽ bị sốt là một trong những biểu hiện phổ biến của bệnh. Nhưng tình trạng trẻ bị sốt đi sốt lại, trẻ bị sốt về chiều và đêm thì mẹ cần lưu ý và theo dõi con thật kỹ để phát hiện và chữa trị kịp thời cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet

1. Trẻ sốt về chiều và đêm là triệu chứng của bệnh gì?

Như đã nói, trẻ bị sốt là biểu hiện bình thường khi trẻ bị bệnh, không đáng lo. Có nhiều trường hợp trẻ sẽ tự khỏi hoặc có sự hỗ trợ của thuốc hạ sốt. Có trẻ sốt cả ngày hoặc cũng có trẻ thì thường sốt nhiều vào buổi chiều và về đêm. Vậy trẻ bị sốt về chiều và đêm là biểu hiện của bệnh gì? Đó có thể là biểu hiện của một số bệnh sau đây:

1.1. Sốt thông thường

- Do thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường, cơ thể trẻ không kịp thích nghi nên bị vi khuẩn, virus tấn công khiến bé bị sốt.

- Trời nóng, trẻ đổ nhiều mô hôi, do mẹ quấn bé quá kỹ, mặc nhiều quần áo dày khiến mồ hôi ra nhiều không kịp lau khô dẫn đến cảm lạnh, nóng sốt.

- Do tác dụng của việc tiêm chủng các chủng ngừa như ho gà, uốn ván... sẽ khiến trẻ thường bị sốt về đêm hơn ban ngày.

- Trẻ mọc răng sốt về đêm: Trẻ đang thời kỳ mọc răng cũng thường hay bị sốt về ban đêm. Nhưng thường sốt nhẹ, trẻ quấy khóc, khó ngủ, hay cắn ti mẹ, chán ăn, chảy nước miếng...

tre bi sot ve chieu va dem 2
Trẻ đang thời kỳ mọc răng cũng thường hay bị sốt về ban đêm. Nhưng thường sốt nhẹ, trẻ quấy khóc, khó ngủ, hay cắn ti mẹ, chán ăn, chảy nước miếng... - Ảnh minh họa: Internet

1.2. Sốt do bệnh nguy hiểm

- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Đây là bệnh do vi khuẩn gây ra, chúng xâm nhập vào từ bên ngoài qua lỗ đái và đi ngược lên trên đường tiết niệu, gây ra viêm đường tiết niệu.

Biểu hiện là trẻ bị sốt về chiều. Vài ngày đầu không sốt cao nhưng sau đó thì sốt liên tục. Bé hay đi tiểu rắt, tiểu đau, tiểu buốt, nước tiểu đục ở trường hợp nhẹ nhưng sau đó thì xuất hiện mủ.

Trường hợp này rất nguy hiểm nên bạn cần phải đưa bé đến khám ngay. Nếu đúng bệnh bé có thể được chữa khỏi trong vòng 7 - 10 ngày.

- Sốt xuất huyết: Sốt xuất huyết cũng khiến trẻ bị sốt nhiều về chiều và đêm. Mẹ cần để ý kiểm tra và theo dõi tình trạng của con. Biểu hiện sốt cao thường kéo dài trên 3 ngày đầu. Mẹ nên theo dõi coi con có nổi ban đỏ ở phần mắt kéo dài xuống mũi không hoặc trên các vùng da khác trên cơ, chảy máu chân răng, chảy máu mũi... Nếu bệnh trở nặng trẻ có các biểu hiện như lừ đừ, vật vã, ói ra máu, đau bụng, đi tiêu phân đen, trẻ sốt về đêm chân tay lạnh...

Nếu trẻ có các dấu hiệu này thì phải lập tức đi khám bác sĩ để được xét nghiệm và điều trị kịp thời.

- Trẻ bị sốt virus: Trẻ bị sốt về chiều và đêm là dấu hiệu đặc trưng của sốt virus. Trẻ sẽ sốt cao liên tục nhiều ngày, nhiều trẻ sốt chủ yếu vào chiều và đêm. Ngoài ra trẻ sốt về đêm kèm theo ho, sổ mũi, đau vùng họng... cũng là các triệu chứng thường thấy của sốt virus.

tre bi sot ve chieu va dem 3
Trẻ bị sốt về chiều và đêm là dấu hiệu đặc trưng của sốt virus - Ảnh minh họa: Internet

- Viêm phổi: Các triệu chứng thường gặp khi bé bị viêm phổi là sốt rất cao, thở nhanh, thở khò khè, thở thóp vùng ngực, ho nhiều, nôn ói, lừ đừ, bỏ bú, nặng có thể tím tái môi và móng tay.

- Viêm tai giữa: Trẻ bị sốt cao, ù tai, chảy mủ tai, nghe không rõ... Nếu trẻ quá bé chưa biết nói thường có phản ứng kéo tai.

- Sởi: Trẻ bị sốt cao liên tục, chảy nước mũi, mắt đỏ, từ ngày thứ 4 xuất hiện các ban đỏ ở mặt, lan ra chân và tay.

- Bệnh lao: Đây là bệnh do vi khuẩn lao gây ra. Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể như phổi, màng não, màng bụng, hạch...

Trẻ sốt kéo dài, sốt nhẹ về chiều và ra mồ hôi trộm. Cứ đến chiều là sốt, sốt nhẹ, ít khi sốt cao, biếng ăn, sụt cân, ho nhiều, ho ra máu, không đáp ứng với các thuốc kháng sinh thông thường.

- Viêm màng não: Trẻ bị sốt kèm theo thóp phồng, cổ trẻ bị cứng đơ không cúi đầu xuống dưới được, nhạy cảm với ánh sáng và nôn ói nhiều, người li bì mệt mỏi.

- Nhiễm trùng máu: Nhiễm trùng máu thường gặp ở người lớn. Nhưng ở một số bé không may mắn đã mắc phải khi còn nhỏ. Biểu hiện ban đầu là sốt nhẹ về chiều, thường không sốt cao. Mãi khi sau này đến giai đoạn nặng mới có biểu hiện sốt cao. Lúc này, trẻ sốt cao liên tục, không ăn uống, nôn ói tất cả mọi thứ, ngủ li bị, mạch đập nhanh, có thể phát ban da…

tre bi sot ve chieu va dem 4
Trẻ bị sốt về chiều và đêm cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm mẹ cần theo dõi thật kỹ - Ảnh minh họa: Internet

2. Cách xử lý khi trẻ bị sốt về chiều và đêm

Khi trẻ sốt vào ban đêm mẹ cần biết cách hạ sốt nhanh đúng cách cho trẻ bởi nếu sai có thể khiến tình trạng của con nặng hơn. Vì vậy mẹ cần bình tĩnh làm theo hướng dẫn sau:

- Cởi bớt quần áo cho trẻ, để trẻ nằm ở nơi kín gió nhưng thoáng. Lấy nước ấm lau ở vùng nách, bẹn, trán cho con. Hoặc mẹ cũng có thể lấy 5 chiếc khăn sữa khác nhau nhúng nước ấm rồi đắp lên 2 nách, 2 bẹn, trán cho con. Lúc nào thấy nguội bớt thì thay. Sau 5 phút thì mặc quần áo thoáng mát cho con.

- Giã nát 1 nắm rau diếp cá hoặc rau nhọ nồi, dùng khăn quấn vào lòng bàn chân để làm mát cho bé.

- Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C thì nên cho bé uống hạ sốt theo chiều cao và cân nặng như trong chỉ định. Trường hợp trẻ không chịu hợp tác, không uống được thuốc thì có thể dùng thuốc nhét hậu môn để hạ sốt.

tre bi sot ve chieu va dem 5
Cởi bớt quần áo cho trẻ, để trẻ nằm ở nơi kín gió nhưng thoáng. Lấy nước ấm lau ở vùng nách, bẹn, trán cho con - Ảnh minh họa: Internet

3. Lưu ý khi hạ sốt cho trẻ

Hạ sốt nhanh thông thường như ở trên chỉ áp dụng khi bé sốt dưới 3 ngày. Nếu sau 3 ngày mà bé vẫn còn sốt và sốt cao trên 39 độ C, ngủ li bì, không thể hạ sốt bằng thuốc thì mẹ phải đưa con đi bệnh viện ngay.

- Trẻ bị sốt về chiều và đêm, sức đề kháng sẽ giảm mạnh, ăn uống ít đi. Vì vậy mẹ càng cho bé bú càng nhiều sữa mẹ càng tốt. Đối với những trẻ đã ăn dặm thì nên cho trẻ ăn ít, ăn thành nhiều bữa, ăn lỏng, ăn nhiều hoa quả chín, rau xanh để tăng vitamin nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

- Không nên ủ ấm cho bé, càng không nên chườm bằng khăn lạnh sẽ gây co mạch ngoại vi nguy hiểm hơn.

- Không dùng rượu chà sát vì nồng độ cồn cao sẽ khiến bé ngộ độc, cũng không dùng chanh để chà sát vì có thể gây tổn thương làn da còn non nớt ở trẻ.

- Cẩn thận khi tắm cho trẻ. Nếu sốt quá cao thì không nên tắm vì có thể gây nhiễm lạnh vào trong.

- Nên bù thêm nước cho trẻ bằng oresol.

tre bi sot ve chieu va dem 6
Đối với những trẻ đã ăn dặm thì nên cho trẻ ăn ít, ăn thành nhiều bữa, ăn lỏng, ăn nhiều hoa quả chín, rau xanh để tăng vitamin nâng cao sức đề kháng cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Có thể thấy trẻ bị sốt về chiều và đêm có thể là biểu hiện của một số bệnh thông thường sẽ tự khỏi, cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm mẹ cần chú ý theo dõi cho thật kỹ.

Bên cạnh đó, để đề phòng bệnh cho trẻ, phụ huynh cần phải cho trẻ ăn uống đầy đủ để nâng cao sức đề kháng, mặc quần áo hợp lý, thoáng mát không mong manh quá khi trời lạnh cũng như không quá ủ ấm khi trời nóng.

Hà Phong

Tin liên quan

Trẻ bị sốt và đi ngoài: Cha mẹ cần làm gì để chăm sóc con?

Trẻ bị sốt và đi ngoài bởi nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những nguyên...

Trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng: Bình thường hay bất thường?

Mọc răng là một trong những mốc quan trọng trong giai đoạn đầu đời của bé, chứng tỏ bé đã...

Triệu chứng trẻ bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút gây ra, phần lớn bệnh nhi có thể tự hồi phục nếu...

Cách nấu món ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi tăng cân nhanh chóng mà mẹ không tốn nhiều thời...

Việc ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi cực kỳ quan trọng vì giai đoạn này trẻ đã có thể...

Hướng dẫn cha mẹ cách xử lý khi trẻ ăn vào là bị nôn

Trẻ ăn vào là bị nôn là tình trạng thường xuyên và phổ biến xảy ra đối với trẻ em...

Con cái di truyền gene gì từ cha mẹ?

Giới tính, chiều cao, màu mắt, răng, nguy cơ bệnh tâm lý của con phụ thuộc gene cha; trí thông...

Trở thành bố mẹ tuyệt vời nhờ phương pháp dạy con thời hiện đại

Thế giới ngày nay phát triển không ngừng, việc nuôi dạy một đứa trẻ không phải là điều dễ dàng....

Tin mới nhất

Mối tình 'chủ tịch - nàng thơ' Cbiz: Hoàng Tử Thao cầu hôn Từ Nghệ Dương sau 4 năm bí...

2 giờ trước

Bất ngờ trước tin Triệu Lệ Dĩnh và 'giáo chủ' Huỳnh Hiểu Minh 'nên duyên' trong dự án phim mới

2 giờ trước

Mẹo thải độc cơ thể chỉ trong một ngày

2 giờ trước

Thay đổi về lối sống sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon

2 giờ trước

8 chiến lược giúp giảm căng thẳng

2 giờ trước

Uống cà phê quá 4 tách mỗi ngày chuyện gì sẽ xảy ra?

2 giờ trước

Ngắm nhan sắc của 'thần tiên tỷ tỷ' Lưu Diệc Phi ở tuổi 37, lấy cảm hứng từ 'Câu chuyện...

5 giờ trước

Một số căn bệnh viêm nhiễm có thể biến thành ung thư, không nên chủ quan bỏ qua giai đoạn...

5 giờ trước

Người bị tiểu đường có thể uống nước dừa không?

5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình