Trình tự mọc răng của bé
Thông thường, trẻ khi bước sang tháng thứ 6 sẽ bắt đầu nhú chiếc răng đầu tiên và trong 12 tháng đầu đời trẻ sẽ có khoảng 6 chiếc răng. Đến khi 2 tuổi sẽ có đủ 20 chiếc răng chia đều hàm trên và dưới.
Trình tự mọc răng này không phải đúng với bất cứ đứa trẻ nào, có bé mọc sớm có bé mọc muộn tùy vào việc bổ sung canxi cho trẻ trong quá trình mang thai có đủ hay không.
Chiếc răng hàm đầu tiên thường sẽ mọc trong khoảng thời gian từ 13 tháng - 19 tháng đối với hàm trên và trong khoảng 14 tháng - 18 tháng đối với răng hàm dưới. Trẻ mọc răng hàm thứ 2 trong khoảng 25 - 33 tháng tuổi đối với hàm trên và 23 - 31 tháng tuổi đối với răng hàm dưới.
Răng hàm của bé là răng hàm sữa vì vậy chiếc răng này sẽ tồn tại cùng với quá trình lớn lên của trẻ đến năm 6 tuổi. Sau 6 tuổi răng hàm cũng như răng sữa sẽ bắt đầu rụng dần và chuyển sang giai đoạn thay răng vĩnh viễn.
Tại sao trẻ bị sốt khi mọc răng?
Bé bị sốt khi mọc răng thì nhiệt độ cơ thể trẻ khá cao ở mức 38 – 38.5 °C. Vậy vì sao trẻ bị sốt khi mọc răng?
Một số trường hợp trẻ sốt cao khi mọc răng có thể là do tiến triển do viêm nướu quanh thân răng, răng mọc lên từ khung hàm, gây chèn ép nướu, gây viêm hoặc áp xe quanh thân răng dẫn đến sưng nướu, đỏ nướu kèm theo sốt.
Nướu có thể bị sưng đỏ làm trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng đang nhú lên. Đa phần bé hay bị sốt khi mọc răng là do nguyên nhân này. Ngoài ra, khi nướu nứt ra, có thể bị nhiễm trùng vùng răng miệng càng khiến cho trẻ quấy khóc nhiều hơn, ăn uống kém và có thể bị sụt cân.
Dấu hiệu trẻ bị sốt khi mọc răng
Trẻ con bị sốt khi mọc răng hoặc không bị sốt là hoàn toàn bình thường. Đa phần các trường hợp trẻ mọc răng bị sốt cao là do viêm lợi và những triệu chứng khi em bé bị sốt khi mọc răng thường là:
- Chảy nước dãi: vào thời điểm trẻ mọc răng, ngoài việc bé bị hành sốt khi mọc răng còn kèm theo biểu hiện chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.
- Trẻ thích nhai cắn: khi răng nhú mọc xuyên qua nướu sẽ khiến trẻ có cảm giác ngứa và có xu hướng thích cắn hoặc ngậm gì đó trong miệng. Lúc này, cơ thể của trẻ cũng yếu đi nên trẻ dễ bị bệnh hay gặp phải các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng khiến cha mẹ rất lo lắng.
- Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, ít ngủ và bứt rứt khó chịu trong người.
Phân biệt trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng với tiêu chảy nhiễm khuẩn
Tình trạng phân ở trẻ bị sốt do mọc răng, trẻ thường đi ngoài nhiều lần/ngày, phân lỏng, có thể có mùi chua, không kèm nhầy, máu. Trẻ đi ngoài do mọc răng thường không bị quá 4 ngày.
Còn nếu trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn hay bị rối loạn tiêu hóa không liên quan đến việc mọc răng thì trẻ thường đi ngoài phân lỏng, có mùi tanh hoặc chua, sủi bọt, có nhầy, đôi khi kèm cả máu.
Ở tình trạng bé đi chảy do mọc răng thường kèm theo các dấu hiệu mọc răng như chảy dãi, hay cho tay hoặc đồ vật vào mồm, không có dấu hiệu mệt lả, mất nước. Còn nếu bị tiêu chảy do bệnh lý thường trẻ sẽ mất nước nhanh, cơ thể mệt mỏi, quấy khóc nhiều, không ăn, không chơi…
Thường bé bị tiêu chảy do mọc răng chỉ bị đi chảy trong khoảng 2 - 3 ngày và tự khỏi khi răng đã nhú lên khỏi nướu.
Còn trường hợp trẻ bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn thì sẽ bị tiêu chảy thời gian kéo tới 1 tuần, thậm chí cả tháng trời. Khi thấy bé yêu bị tiêu chảy lâu hơn 4 ngày thì mẹ hãy nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để khắc phục tình trạng tiêu chảy của bé vì lúc này chắc chắn bé bị tiêu chảy không phải do mọc răng.
Trẻ bị tiêu chảy do mọc răng có thể sẽ kèm theo sốt do quá trình sưng lợi, nứt lợi. Tuy nhiên, khi bị sốt do mọc răng bé sẽ chỉ bị sốt nhẹ dưới 38.5 độ. Nếu bé bị tiêu chảy kèm sốt cao (trên 39 độ), trẻ bị sốt cao trở lại dù đã uống hạ sốt, lúc này mẹ nên đưa bé đi khám để bé được điều trị sớm.
Trẻ bị sốt khi mọc răng phải làm sao?
Có nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng vì không biết làm gì khi con bị sốt mọc răng và cứ quấy khóc, khó chịu, sụt cân…
Nếu nhiệt độ cơ thể bé ở khoảng gần 38 độ C là bé sốt vừa, trên 38 độ C là bé sốt cao. Với trường hợp sốt cao, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hạ sốt tích cực vì có thể liên quan đến một số viêm nhiễm vi khuẩn gây sốt.
Những trường hợp sốt nhẹ và vừa, cha mẹ có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà bằng cách:
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt
- Lau mát người trẻ bằng nước ấm
- Tăng cường các bữa bú cho bé hằng ngày. Nếu bé đau không bú được, mẹ cần vắt sẽ và cho bé uống từng thìa. Ngoài ra, cho bé uống thêm nước. Trường hợp bé không uống được nước, có thể dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng để bé không bị khô môi cũng như tránh được tình trạng mất nước.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt khi mọc răng
Trong quá trình chăm sóc bé, nếu thấy trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài phân sệt nhiều lần nhưng lượng phân và nước ra ít thì không cần cho bé uống bù nước quá nhiều.
Nếu phân bé có nhiều nước hoặc bé đi ngoài quá nhiều lần, tức là trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng, khi đó cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để bù nước tích cực, hạ sốt vì có thể sốt không chỉ do mọc răng mà do nhiễm trùng đường tiêu hóa (do bé ngứa nướu nên hay gặm, cắn đồ vật) gây ra tiêu chảy.
Chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé, thường xuyên lau sạch nước dãi quanh miệng bé bằng khăn mềm.
Dùng vải mềm hoặc dùng miếng gạc sạch thấm nước quấn quanh tay để massage nướu cho bé (chỉ thực hiện khi nướu còn lành lặn, không bị nứt hay tổn thương hở).
Cần cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong để tráng miệng.
Mẹo giúp trẻ không bị sốt khi mọc răng
Các bé trong giai đoạn mọc răng, đặc biệt là chiếc răng đầu tiên bao giờ cũng rất đau nhức, bức rức, khó chịu. Chính vì thế, làm sao để bé không bị sốt khi mọc răng là vấn đề rất được cha mẹ quan tâm. Nếu thấy trẻ mọc răng bị sốt, cha mẹ hãy áp dụng các mẹo cho bé không bị sốt khi mọc răng sau đây:
Cho bé ngậm núm ti lạnh
Trẻ mọc răng bị sổ thường rất khó để bú sữa mẹ, thậm chí còn cắn rất mạnh làm mẹ bị đau. Vì thế, mẹ hãy đổ nước lạnh vừa phải vào bình sữa để bé bú với núm ti giả. Việc ngậm núm ti lạnh có thể làm dịu bớt sự khó chịu và những cơn đau của trẻ, trẻ không cắn nhiều nên giảm sự tổn thương nướu, hạn chế sốt.
Tắm nước ấm
Chuẩn bị một bồn nước ấm và để bé được ngâm mình, sau đó mẹ hãy nhẹ nhàng massage cho bé để bé bình tĩnh lại, quên những cơn đau khiến bé quấy khóc không ngớt.
Ướp lạnh khăn cho bé
Làm ướt một cái khăn sạch bằng nước đun sôi để nguội, cho vào tủ lạnh cho lạnh rồi chườ cho bé hoặc để cho con thoải mái “gặm” giúp bé đỡ đau hơn. Tuy nhiên, cha mẹ phải hết sức chú ý về vấn đề vệ sinh của chiếc khăn để tránh việc vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể bé.
Làm lạnh đồ chơi của con
Một trong những cách để trẻ mọc răng không bị sốt chính là sử dụng một số đồ chơi dành riêng cho bé sắp mọc răng, cho những đồ chơi đó vào tủ lạnh trước khi đưa cho bé cầm vì cái lạnh có tác dụng như thuốc tê đối với bé. Lưu ý với 1 số món đồ chơi được khuyến cáo là không được làm lạnh.
Cho bé “mượn” ngón tay của mẹ
Ngoài việc massage nướu cho bé bằng tay thì mẹ cũng có thể cho bé gặm, cắn ngón tay của mình nhưng phải đảm bảo tay của mẹ cũng phải sach sẽ.
Nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ
Nếu như cha mẹ đã thực hiện hết tất các biện pháp trên mà bé vẫn cứ quấy khóc và triệu chứng sốt không thuyên giảm thì hãy đưa bé đến bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán và điều trị.
Trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng là tình trạng khá phổ biến. Các bậc cha mẹ nên trang bị cho mình kiến thức về cách xử lý khi trẻ bị sốt mọc răng cũng như theo dõi tình trạng tiêu chảy của bé để kịp thời điều trị.