Thời gian thay răng sữa thay đổi tùy theo đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng, răng một chân thì thời gian thay răng diễn ra ngắn (vài tuần) nhưng răng nhiều chân như răng cối thì thời gian thay răng có thể kéo dài từ 1 - 2 tháng, răng mọc thoải mái thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn răng bị kẹt trong khe hay bị chèn ép bởi các răng khác.
Ngoài ra, việc thường xuyên dùng tay hoặc lưỡi tác động vào răng đang lung lay cũng khiến răng nhanh rụng hơn.
Trên thực tế, khi một răng sữa sâu và hỏng trước thời điểm thay răng sẽ ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn ngay phía dưới (ví như mầm răng bị mọc lệch). Hàm răng có nhiều răng bị nhổ sớm làm cho các răng khác bị chạy, di chuyển sai trên cung hàm gây lệch lạc răng. Nếu mất răng sớm gây nên hiện tượng kém phát triển cung hàm.
Nên đưa bé đi khám răng ít nhất 6 tháng/1 lần, đừng chờ đến lúc trẻ bị sâu răng hay bị đau răng mới đưa đi khám. Việc khám và chăm sóc răng trẻ em định kỳ sẽ giúp theo dõi chính xác tình trạng phát triển của răng và có điều trị kịp thời.
Cách chăm sóc để trẻ mọc răng đều đặn, tránh hô móm
Luôn theo dõi quá trình phát triển răng sữa của trẻ
Theo dõi quá trình phát triển của răng sữa và răng vĩnh viễn: Việc theo dõi thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm nếu có sự bất thường nào như răng vĩnh viễn đã mọc nhưng răng sữa chưa rụng (mọc lẫy), răng vĩnh viễn mọc lệch, khoảng cách hai răng cửa lớn… thì bố mẹ đều có thể kịp thời đưa bé đi nha khoa để chữa trị.
Không nên nhổ răng sữa khi chưa sẵn sàng rụng
Việc nhổ răng sữa khi chúng chưa đến thời gian rụng, nhổ sai thời điểm có thể khiến chân răng bị nhiễm trùng. Nếu bé gặp khó khăn trong việc nhổ răng sữa, bố mẹ nên đưa bé đi khám nha sĩ để được giúp đỡ.
Nên cho trẻ đánh răng hành ngày
Đánh răng hàng ngày là một việc vô cùng quan trọng để đảm bảo bé có hàm răng khỏe mạnh. Đặc biệt khi răng sữa đã được thay bằng răng vĩnh viễn thì bố mẹ càng cần theo dõi, nhắc nhở bé đánh răng vào mỗi buổi sáng và buổi tối để ngăn ngừa sâu răng.
Lựa chọn bài chải và kem đánh răng phù hợp
Bố mẹ nên lựa chọn loại bàn chải đánh răng và kem đánh răng phù hợp với tuổi của bé. Thay bàn chải đánh răng 3-4 tháng/ lần để giảm các vi khuẩn có hại. Thời gian đánh răng mỗi lần khoảng 2 - 3 phút. Sau khi đánh răng bé có thể súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng để hàm răng được bảo vệ tốt hơn.
Nên khám định kỳ nha khoa
Bố mẹ nên cho bé đi khám nha sĩ ít nhất 6 tháng/1 lần để đảm bảo răng bé khỏe mạnh.
Không nên tạo thói quen xấu khi chạm tay vào miệng
Các bậc cha mẹ nên nhắc bé không được chạm tay vào lợi khi răng sữa rụng, không nên ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng, không dùng răng cắn các vật cứng… khi thay răng. Các thói quen xấu này rất có hại cho răng bé vì vậy cần phải được loại bỏ.
Lưu ý:
Đối với các bé đã gặp tình trạng răng khấp khểnh, hô móm thì bố mẹ nên cho bé tới nha sĩ sớm để can thiệp kịp thời bằng các phương pháp như niềng răng. Bởi trong giai đoạn này, nếu được can thiệp sớm bằng các phương pháp chỉnh nha thì thời gian điều chỉnh sẽ nhanh và tiết kiệm chi phí.