Hãy cho con bạn xem clip này! Vì mình vừa hỏi 3 đứa nhà mình chúng đều không biết!
Với xe nhà
1. Rời xa chiếc điện thoại khi đang lái xe và cả khi lên- xuống xe. Việc bỏ quên con trên xe khi cha mẹ bận điện thoại đã từng xảy ra. Việc vừa lái xe vừa nói chuyện điện thoại cũng có thể gây ra những vụ tai nạn giao thông. Hãy coi việc vừa lái xe vừa nói chuyện điện thoại tương tự say rượu lái xe vậy.
2. Luôn kiểm tra lại trong xe trước khi khoá xe và bỏ đi. Hãy để túi xách của mình ở băng ghế sau để luôn có thể quay lại băng ghế sau trước khi rời xe.
3. Hãy chắc chắn rằng con bạn hay bất cứ đứa trẻ nào có thể vào trong xe của bạn khi bạn không có mặt trên xe. Đừng để con cầm chìa khoá xe hay không khoá xe khi rời khỏi xe.
4. Dạy con bạn không chui vào xe chơi khi không có mặt bạn. Trong xe không phải là nơi an toàn khi không có bố mẹ ở bên. Dạy con bạn không chơi trốn tìm trong cốp xe.
5. Hướng dẫn con các kỹ năng xử lý sự cố nếu bị nhốt trong xe. Chỉ cho con biết nơi bạn để các dụng cụ phá kính xe cũng như những điều quan trọng khác trên xe của nhà bạn.
Với xe đưa đón khác
Luôn chắc chắn con bạn đã lên xe và đã xuống xe an toàn khi sử dụng các dịch vụ đưa đón. Yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ thông báo ngay cho bạn nếu như họ không thấy con bạn. Thời gian tối đa cho việc này chỉ có thể là 10 phút vì trẻ bị nhốt trong xe quá thời gian này có thể sẽ dẫn đến tử vong cao hơn.
Cha mẹ và nhà trường cần cung cấp cho trẻ những điều sau:
1. Kỹ năng giữ bình tĩnh. Muốn trẻ học được cách giữ bình tĩnh thì cần cho trẻ cảm giác an toàn chứ không phải đưa ra hậu quả khủng khiếp để doạ trẻ trước khi dạy trẻ. Trẻ sẽ chỉ học được sự bình tĩnh khi cha mẹ- thầy cô dạy trẻ bằng sự bình tĩnh. Cho trẻ thấy những kỹ năng trẻ được dạy sẽ giúp trẻ giải quyết được sự cố. Trẻ càng có nhiều kỹ năng thì trẻ sẽ cảm thấy tự tin. Thêm những tình huống trải nghiệm sẽ giúp trẻ không hoảng loạn sau này.
2. Trang bị cho trẻ điện thoại di động với kỹ năng kêu gọi ứng cứu. Hoặc một chiếc đồng hồ định vị có nút báo cấp cứu.
3. Dạy trẻ cách tạo sự chú ý khi bị nhốt trên xe. Ghế lái luôn là nơi dễ thấy nhất. Hãy dạy trẻ tiến lên phía ghế lái. Với hầu hết những xe ô tô hiện nay, còi vẫn bấm được ngay cả khi xe tắt máy. Hãy dạy trẻ bấm còi liên tục. Với nhiều xe, còn có thể bật đèn khi đã tắt máy. Hãy dạy trẻ bất cứ điều gì về chiếc xe. Như khi bắt đầu hành trình bày, những cảnh báo hướng dẫn là cần thiết. Không chỉ 1 lần, hãy nói nhiều lần cho các con.
4. Dụng cụ phá kính. Dù với nhiều trẻ tay yếu, sử dụng dụng cụ phá kính là điều khó khăn. Nhưng vẫn cần phải dạy trẻ. Cho trẻ biết dụng cụ phá kính nằm ở đâu trên xe. Cách để phá kính. Hãy cho trẻ biết việc phá kính là cần thiết.
5. Trong mọi trường hợp, hãy dạy trẻ phản ứng chứ không chờ đợi. Nhiều trẻ “ngoan” quá mà ngồi im không làm gì. Hãy chắc chắn con bạn biết phải hành động để tự cứu mình.