Nội dung bài viết
Theo thống kê, hiện nay tình trạng đau đầu vùng trán ở trẻ em ngày càng tăng cao, do sinh hoạt không lành mạnh hay chế độ ăn uống không đầy đủ. Đôi khi là do việc học tập quá áp lực, căng thẳng. Nếu để lâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến con. Ba mẹ cần tìm hiểu kỹ về bệnh tình của con để ngăn chặn triệu chứng đau đầu kéo dài.
Nguyên nhân khiến trẻ bị đau đầu vùng trán
Đầu tiên, cần tìm hiểu nguyên nhân chính xác dẫn đến việc trẻ bị đau đầu vùng trán để có biện pháp trị đúng. Theo các bác sĩ, hiện tượng này có thể vì các nguyên nhân sau:
Viêm xoang
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất cần xem xét. Trẻ bị đau đầu do viêm xoang sẽ đau nhiều ở vùng giữa sống mũi. Bên cạnh đó, trẻ liên tục bị sổ mũi, hắt hơi đi kèm. Các cơn đau đầu do viêm xoang thường xuất hiện 2 lần/ngày và làm trẻ rất đau, khó chịu, lúc nặng lúc nhẹ. Khi bị như vậy, trẻ mệt mỏi thường xuyên, không còn sức lực. Ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ chuyên tai - mũi - họng để được tự vấn và điều trị viêm xoang kịp thời.
Viêm hô hấp
Khi bị đau đầu do viêm hô hấp trẻ hay quấy khóc ban đêm và khó ngủ. Trẻ có thể đã bị viêm các đường hô hấp trên gồm tai, mũi, họng, thanh quản,... Cơn đau đầu sẽ xuất hiện nhiều lần trong ngày và ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập, sinh hoạt của trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khám để làm rõ nguyên nhân và chữa trị tận gốc.
Các bệnh về mắt
Một số bệnh loạn thị, cận thị hay viễn thị nếu không sử dụng kính hỗ trợ hoặc không đúng tiêu cự cũng sẽ là nguyên nhân gây nên tình trạng đau đầu vùng trán ở trẻ. Nên lưu ý mua kính đúng tiêu cự và bệnh lý của mắt để tránh bị ảnh hưởng.
Do tâm lý
Trẻ bị căng thẳng quá mức hay rơi vào khủng hoảng tâm lý kéo dài cũng là nguyên nhân gây ra đau đầu vùng trán thường xuyên. Một số trường hợp, những trẻ lớn có thể bị đau đầu do sử dụng quá nhiều chất cafein.
Các trường hợp khác
Ngoài những nguyên nhân chính trên thì có rất nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ bị đau đầu vùng trán. Ba mẹ cần để ý kỹ các biểu hiện ở con để tìm rõ vì sao con bị đau đầu vùng trán thì mới trị dứt được.
Nếu trẻ bị nhức đầu vùng trán và sốt cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để khám và chữa trị ngay, vì đây là những biểu hiện khá nguy hiểm không được xem thường. Một trong nguyên nhân chính của những cơn đau đầu liên tục kèm sốt cao chính là viêm màng não. Trẻ cần được chuẩn đoán và điều trị kịp thời từ các bác sĩ để giảm nguy cơ di chứng cho trẻ.
Nếu trẻ bị đau đầu và buồn nôn, lạnh người kèm theo các triệu chứng đau bụng, đi tiêu thì khả năng cao trẻ đang có vấn đề về đường tiêu hóa hoặc ngộ độc thức ăn. Ở trường hợp đau đầu do ngộ độc thức ăn, trẻ có thể sẽ sốt nhẹ, chuột rút và suy nhược cơ thể.
Ba mẹ cần theo dõi sát sao khi thấy trẻ có các biểu hiện trên để có biện pháp điều trị đúng cách và kịp thời.
Cách chữa trị đau đầu vùng trán ở trẻ em
Dưới đây là những cách chữa trị đau đầu vùng trán nhanh và tạm thời cho trẻ em mà ba mẹ có thể áp dụng.
- Massage đầu nhẹ nhàng cho trẻ, kèm theo chườm khăn mát để giảm đau hiệu quả.
- Kiểm tra thân nhiệt con ngay lập tức, theo dõi các triệu chứng đi kèm. Trẻ có co giật, buồn nôn, đi ngoài hay tiêu chảy không? Đặc biệt chú ý các biểu hiện khác lạ.
- Nếu đã cho trẻ uống thuốc giảm đau, massage và chườm đá vẫn không thuyên giảm hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để tránh các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
Cách phòng ngừa đau đầu vùng trán ở trẻ em
Những thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày nếu được chú ý sẽ giúp tình trạng đau đầu vùng trán của trẻ được cải thiện rất nhiều. Ba mẹ hãy lưu lại những điều sau nhé!
- Ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với mọi lứa tuổi chúng ta, vì thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân chính gây đau đầu. Hãy chú ý ba mẹ nhé!
- Tránh để trẻ tiếp xúc với âm thanh quá lớn hay đèn quá sáng.
- Không nên để trẻ có cảm giác căng thẳng, bức bối.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện được tình trạng đau đầu ở trẻ. Cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, trái cây tươi, đồng thời nói không với các thực phẩm nhiều dầu mỡ.
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn mỗi ngày.
- Thường xuyên để trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, gần gũi cây cối.
- Tập thể dục và tham gia các hoạt động thể chất rất có lợi cho sức khỏe của trẻ và góp phần đẩy lùi tình trạng đau đầu hiệu quả.
Chỉ cần lưu tâm những điều liệt kê trên thì chắc chắn trẻ sẽ giảm nhanh tình trạng đau đầu vùng trán thường xuyên, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân gây nên biểu hiện trẻ bị đau đầu vùng trán, cách chữa trị và phòng ngừa cho trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo để biết đầy đủ thông tin về triệu chứng này.