Nội dung bài viết:
Đau đầu ở trẻ nhỏ là gì?
Trẻ 7 tuổi hay bị đau đầu có thể là đau đầu nguyên phát hoặc thứ phát, hay còn gọi là đau đầu chính hoặc đau đầu phụ. Dạng đau đầu chính là khi tình trạng nhức đầu không phải do một chứng bệnh nào khác gây ra. Ngược lại, chứng đau đầu phụ là do các chứng bệnh khác gây ra như nhiễm trùng xoang mũi, bị thương ở cổ…
1. Đau đầu chính (primary headaches)
Đau căng đầu và đau nửa đầu là hai dạng đau đầu chính phổ biến nhất. Đau căng đầu thường xảy ra ở trẻ em, thanh thiếu niên và chỉ kéo dài trong vài phút. Cơn đau nhức thường được mô tả như một cảm giác bị siết chặt ở hai bên đầu, thỉnh thoảng trẻ bị đau đầu vùng trán, phía sau đầu và cổ hoặc cả hai khu vực này.
Có khoảng 10% các bé ở độ tuổi thanh thiếu niên mắc chứng đau nửa đầu. Những cơn nhức đầu thường bắt đầu đột ngột, theo kiểu mạch đập và thường nhức đầu ở một bên. Một số bé có thể cảm thấy đau cả 2 bên. Sự tiến triển của cơn đau có thể kéo dài hàng giờ, đôi khi cả ngày. Ngoài ra, đau đầu buồn nôn ở trẻ em do nguyên nhân này cũng hay gặp.
Những trẻ 7 tuổi hay bị đau đầu xảy ra do căng thẳng cũng được coi là những loại đau đầu chính. Đau đầu do căng thẳng thường dẫn đến trẻ bị đau đầu 2 bên thái dương.
2. Đau đầu phụ (secondary headaches)
Một số căn bệnh gây ra chứng đau đầu phụ:
Chấn thương ở cổ
Các vấn đề về xoang, mắt, răng, tai hoặc các bộ phận khác
Bị trầm cảm nhẹ hoặc nghiêm trọng
Nhiễm trùng.
Đau đầu ở trẻ nhỏ thường xuyên cũng có thể do khối u. Vì vậy nếu trẻ than phiền về tình trạng đau đầu liên tục, tốt nhất hãy đưa trẻ đi khám để phát hiện bệnh kịp thời.
3. Đau đầu cụm
Đau đầu cụm thường xuất hiện ở những bé từ 10 tuổi trở lên. Trẻ bị đau đầu vùng thái dương thường bắt đầu ở một bên, xuất hiện đột ngột, cường độ mạnh, trước tiên ở trong và xung quanh mắt rồi lan ra nửa cổ, nửa mặt, nửa đầu.
Các cơn đau thường kéo dài khoảng một tuần hoặc một tháng. Nếu bé bị đau, bạn sẽ thấy phía bên đau của bé bị tắc mũi, đỏ mặt, co đồng tử, sụp mí mắt, lồi mắt và các triệu chứng khác.
Nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em
1. Bệnh tật và nhiễm trùng
Các bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm và nhiễm trùng tai và xoang là một số nguyên nhân làm trẻ 7 tuổi hay bị đau đầu thường gặp nhất. Các loại nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm màng não hoặc viêm não, cũng có thể gây nhức đầu, nhưng thường đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng khác, chẳng hạn trẻ đau đầu và nôn, sốt hoặc cứng cổ.
2. Chấn thương đầu
Các vết sưng phù và bầm tím ở đầu có thể gây đau nhức đầu. Mặc dù đa số các vết thương ở mức độ nhẹ, ba mẹ bé cần tìm đến sự chăm sóc của nhân viên y tế ngay lập tức trong trường hợp trẻ bị ngã mạnh hoặc đánh mạnh vào đầu. Ngoài ra, bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay nếu cơn đau đầu ở trẻ trở nên tồi tệ hơn sau khi bị chấn thương đầu.
3. Bệnh về mắt
Đau đầu ở trẻ nhỏ cũng có thể do một số bệnh ở mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị không được phát hiện kịp thời nên không dùng kính hỗ trợ hoặc dùng kính nhưng không thích hợp. Ngoài ra cũng có thể gặp một số bệnh do viêm nhiễm ở mắt như viêm kết mạc, viêm tuyến lệ cấp.
4. Yếu tố cảm xúc
Căng thẳng và lo lắng có thể là một trong những nguyên nhân gây triệu chứng đau đầu của trẻ nhỏ. Trẻ bị trầm cảm có thể gặp những cơn nhức đầu, đặc biệt nếu trẻ gặp khó khăn trong việc cảm nhận cảm giác buồn bã và cô đơn.
5. Yếu tố di truyền
Trẻ 7 tuổi hay bị đau đầu, đặc biệt là chứng đau nửa đầu, có xu hướng di truyền trong các gia đình.
6. Một số thực phẩm và đồ uống
Nitrates - một chất bảo quản thực phẩm được tìm thấy trong các loại thịt như thịt xông khói và xúc xích có thể gây ra đau đầu. Các chất phụ gia thực phẩm cũng có thể gây ra tình trạng này ở trẻ. Ngoài ra, sử dụng quá nhiều caffeine - có trong soda, sôcôla, cà phê và trà cũng có thể gây nhức đầu.
7. Vấn đề trong não
Một khối u não hoặc áp xe hay xuất huyết trong não cũng có thể gây ra đau đầu ở trẻ nhỏ mãn tính. Tình trạng này hiếm khi xảy ra. Thông thường trong những trường hợp này, có những triệu chứng khác, chẳng hạn như các vấn đề về thị giác, chóng mặt và phối hợp kém kèm theo.
Các triệu chứng đi kèm đau đầu ở trẻ nhỏ
Mỗi loại đau đầu sẽ có những triệu chứng đi kèm khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng này chủ yếu khác nhau về cường độ của cơn đau, thời gian và những ảnh hưởng của nó đến các hoạt động hằng ngày của bé. Ví dụ, chứng đau nửa đầu thường đi kèm với:
- Thị lực giảm.
- Đổ mồ hôi.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.
- Các triệu chứng của chứng đau căng đầu:
- Cơn đau có mức độ nhẹ đến vừa và âm ỉ.
- Đau nhức thường xảy ở hai bên đầu.
- Thói quen ngủ của bé thay đổi.
- Đau ở vai và cổ..
Tuy nhiên nếu đau đầu đi kèm những triệu chứng dưới đây thì đó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng:
- Thường xuyên bị đau đầu.
- Đột ngột đau dữ dội.
- Đau đầu khi thức dậy.
- Đau dữ dội hơn khi bé ho, hắt hơi hoặc di chuyển đầu.
- Nhức đầu âm ỉ, mức độ từ nhẹ đến nặng.
- Buồn nôn hoặc nôn mỗi khi đau đầu.
- Thị lực giảm.
- Thay đổi tính cách.
- Chân trở nên yếu đi, gặp khó khăn khi di chuyển.
- Động kinh.
Cách chữa đau đầu ở trẻ em
Việc điều trị nhức đầu ở trẻ phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Tuổi của bé.
- Loại nhức đầu và tần số cơn đau.
- Tiền sử các bệnh trước đây.
- Ba mẹ có thể áp dụng các phương pháp điều trị cho trẻ như: nghỉ ngơi đầy đủ, uống thuốc, thay đổi thói quen sống và sử dụng các liệu pháp.
- Nếu bé bị đau đầu do căng thẳng hoặc bị chứng đau căng đầu, hãy cho bé nghỉ ngơi.
- Các loại thuốc giảm đau như Ibuprofen hoặc Paracetamol thường được dùng để điều trị đau đầu cho trẻ em. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc kĩ trước khi cho bé dùng Aspirin. Ba mẹ nên hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng thuốc để đảm bảo an toàn.
- Đôi khi, việc tự ý dùng thuốc không đúng cũng gây ra tác dụng phụ là đau đầu ở trẻ. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng bất kỳ loại thuốc nào.
- Nếu bé gặp các vấn đề về tâm lý như trầm cảm hoặc lo lắng thì bạn nên sử dụng các liệu pháp để điều trị.
- Các liệu pháp như tập yoga, các bài tập hít thở và ngồi thiền cũng giúp giảm bớt căng thẳng.
- Liệu pháp nhận thức – hành vi thường được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm.
- Phục hồi sinh học là một liệu pháp giúp cải thiện sức khỏe của người bệnh bằng cách kiểm soát các hoạt động của cơ thể xảy ra một cách vô thức như nhịp tim, huyết áp… Nhờ việc kiểm soát các phản ứng cơ bản trong cơ thể, phương pháp này sẽ giúp kiểm soát và xác định chính xác các yếu tố gây đau, do đó nâng cao được hiệu quả điều trị và phòng ngừa cơn đau.
- Châm cứu và xoa bóp cũng giúp giảm chứng đau căng đầu.
Dự phòng đau đầu ở trẻ nhỏ
Ngủ đủ giấc, thiếu ngủ thường là nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em.
Sợ hãi và lo lắng thường gây ra nhức đầu. Do đó, hãy cho bé tập một vài bài tập thở hoặc ngồi thiền để giảm căng thẳng.
Cho bé uống nhiều nước để ngăn ngừa chứng đau đầu do mất nước.
Không cho bé tiếp xúc với tiếng nhạc quá lớn hoặc đèn quá sáng và tránh căng thẳng quá mức.
Nếu bé bị đau nửa đầu, hãy giữ cho môi trường xung quanh càng yên tĩnh càng tốt.
Chườm đá cũng giúp giảm đau.
Cho bé ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây tươi, rau xanh, tránh những món ăn có quá nhiều dầu mỡ.
Trẻ 7 tuổi hay bị đau đầu là một tình trạng không hiếm gặp. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này rất nhiều, đôi khi việc điều trị rất đơn giản nhưng nhiều trường hợp lại do một bệnh lý khác gây ra. Do đó cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.