Phụ Nữ Sức Khỏe

Tránh ngay 3 thói quen trong nấu ăn để bệnh ung thư không tìm đến

Để tăng hiệu quả điều trị, phát hiện bệnh sớm là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là ý thức phòng bệnh ung thư trong cuộc sống.

Theo thông tin đưa tại hội thảo "Ung thư và miễn dịch" do Bệnh viện K phối hợp với Hội Ung thư Việt Nam tổ chức ngày 30/9 thì hiện nay, Việt Nam có hơn 300.000 người đang sống chung với bệnh ung thư. 

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên toàn cầu có gần 20 triệu trường hợp mắc ung thư mới và trên 10 triệu ca tử vong vì căn bệnh này, trong đó 2/3 là ở các nước đang phát triển.

Tại Việt Nam năm 2018 có 165.000 trường hợp mắc mới ung thư, đến năm 2020 ghi nhận 182.000 người mắc và tử vong là 122.690 trường hợp. Hiện nay, Việt Nam có hơn 300.000 người đang sống chung với bệnh ung thư.

Xu hướng mắc bệnh không ngừng gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong sàng lọc phát hiện sớm chẩn đoán và điều trị nhưng nhiều bệnh nhân ung thư vẫn đến ở giai đoạn muộn, việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Để tăng hiệu quả điều trị, phát hiện bệnh sớm là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là ý thức phòng bệnh ung thư trong cuộc sống.

Trong nấu ăn, tránh ngay 3 thói quen này để bệnh ung thư không tìm đến
Trong cuộc sống hàng ngày, kể cả trong nấu nướng, có rất nhiều thói quen chúng ta vô tình vẫn làm mà không biết rằng có thể đem lại những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Nếu bạn có những thói quen sau đây khi nấu ăn thì hãy từ bỏ ngay nhé.

1. Dùng chảo chống dính kém chất lượng

Chảo chống dính được coi là phát minh cải thiện đáng kể sức lao động cho các bà nội trợ. Không những làm cho việc nấu nướng diễn ra nhanh hơn mà nó còn giúp các bà nội trợ giảm căng thẳng một cách đáng kể khi không phải lật những món rán dính chặt trên chảo.

Chảo chống dính được phủ một lớp chống dính tên là Teflon (còn được gọi là polytetrafluoroethylene hay PTFE). Teflon tạo thành một bề mặt trơn tuột như sáp, dễ lau chùi hơn. Tuy nhiên, chảo chống dính có thực sự an toàn cho sức khỏe hay không đến nay vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Theo PGS.TS Phạm Gia Điền (Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam): Teflon là vật liệu rất thông dụng trong cuộc sống, nhưng độ bền không cao. Chất này ở trên chảo chống dính có thể mòn theo thời gian và dễ trầy xước khi tiếp xúc mạnh với dụng cụ nấu bằng kim loại.

Ông cũng cho biết rằng, nếu được sản xuất đúng quy trình công nghệ và đảm bảo tiêu chí chất lượng thì các đồ dùng như chảo chống dính sẽ an toàn. Tuy nhiên, nếu những chất này bị tác động ở nhiệt quá cao gây cháy, phân hủy thì sẽ sản sinh ra chất gây độc.

2. Sử dụng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần

Điều này nghe có vẻ như tiết kiệm nhưng thực ra lại là thói quen nấu ăn vô cùng sai lầm mà các bà nội trợ cần loại bỏ ngay.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần là một thói quen ăn uống không lành mạnh, thậm chí có thể hình thành bệnh ung thư. Nguyên nhân là vì, dầu được chiên nhiều lần không còn giá trị dinh dưỡng hay vitamin nữa. Không những thế, cặn bị cháy đọng lại sau khi chiên rán thực phẩm ở lần đầu vô cùng nguy hiểm, trong khi mắt thường không nhìn thấy hết. Đây chính là tác nhân gây bệnh cho con người, nhất là bệnh ung thư.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng khuyến cáo mọi người không nên có suy nghĩ rằng dùng dầu "cũ" để xào nấu thì sẽ giảm được nguy cơ bởi việc này cũng gây ra những tác hại không kém chiên đi chiên lại dầu bởi cặn thức ăn cháy vẫn có khả năng xâm nhập vào món ăn mới. Dùng về lâu dài, chắc chắn bạn sẽ mắc bệnh.

3. Không cọ sạch nồi, chảo sau khi chế biến

Nhiều người có thói quen khi nấu xong một món thì dùng luôn chiếc chảo hoặc nồi đó để nấu món khác mà không cần rửa, sau khi nấu ăn xong mới rửa một thể. Nếu nhìn qua bằng mắt thường thì sẽ thấy việc làm này không có gì là sai vì cùng là nấu các món ăn, hơn nữa lại tiết kiệm thời gian, công sức.

Thế nhưng, thực tế, khi nấu nướng ở nhiệt độ cao, những vết bẩn, dầu mỡ và thức ăn thừa còn sót lại có thể chứa chất độc aldehyde hay benzopyrene. Đây đều là những chất gây ung thư đã được WHO cảnh báo. Do đó, nếu bạn không cọ sạch dụng cụ chế biến và tiếp tục sử dụng để nấu ăn cho lần sau, sẽ vô tình gia tăng nguy cơ ung thư cho cả gia đình.

Theo XT/Tổ Quốc

Tin liên quan

5 dấu hiệu nhận biết ung thư tiến triển xấu

Ung thư tiến triển xấu khi di căn nhanh, kháng thuốc, gây ra nhiều tác dụng phụ, khiến một số...

Các triệu chứng cảnh báo thoái hóa khớp khởi phát sớm

Đau, cứng khớp, viêm cơ, gân, giảm phạm vi chuyển động… là những triệu chứng cảnh báo thoái hóa khớp...

Phân biệt triệu chứng cúm dạ dày và ngộ độc thực phẩm

Tiêu chảy, nôn mửa xảy ra ở người ngộ độc thực phẩm, còn người mắc cúm dạ dày thường có...

Khối u gây biến dạng vùng cổ

Cụ bà 74 tuổi có khối u sau cổ khoảng 10 năm nay, gần đây u lớn nhanh gây biến...

Tại sao phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng tiểu?

Nội tiết tố thay đổi khi mang thai có thể gây ra bất thường trong đường tiết niệu hoặc khiến...

Nhiễm adenovirus rồi có tái lại?

Người từng nhiễm adenovirus và khỏi bệnh có thể mắc lại lần hai không, cần làm gì để phòng ngừa...

6 dấu hiệu cảnh báo tình trạng nặng hơn cảm lạnh thông thường

Sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho là các dấu hiệu phổ biến của cảm lạnh thông thường, nhưng các...

Tin mới nhất

Hôn mê nơi xứ người, cô gái hiếu thảo xin được giúp đỡ hồi hương

11/09/2020 08:33

Tiếng khóc xé lòng của bé trong "gia đình ung thư" chạm tới trái tim bác sĩ

28/08/2020 11:32

Bố mẹ và anh trai mất vì tai nạn, bà nội bế bé 5 tháng tuổi đi khắp làng xin...

29/05/2020 14:38

Danh sách bạn đọc ủng hộ Góc nhân ái từ ngày 1/3/2020 đến 31/3/2020

03/04/2020 19:11

Thảm cảnh 6 đứa trẻ mồ côi cha ước mơ mẹ có tiền chữa bệnh để chăm lo cho đàn...

31/03/2020 13:56

Tai họa liên tiếp giáng xuống gia đình người đàn bà cụt chân có chồng cùng 2 con đều mắc...

23/03/2020 15:43

Nhói lòng cảnh vợ mang thai tay dắt tay bồng con thơ khóc nghẹn bên linh cữu người chồng xấu...

21/03/2020 18:23

Đi làm đồng, người đàn ông bị rắn độc cắn nguy kịch: Nghẹn ngào lời khẩn cầu của người vợ

17/03/2020 17:00

Chuyện buồn về cô giáo cắm sổ đỏ, sổ lương chữa bệnh cho chồng ung thư, con thiểu năng trí...

08/03/2020 11:06

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình