Phụ Nữ Sức Khỏe

Trầm cảm khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Tỉ lệ bà bầu mắc hội chứng trầm cảm khi mang thai ngày một gia tăng. Chị em cần biết những dấu hiệu trầm cảm ban đầu để có giải pháp điều trị thích hợp.

Nguyên nhân và dấu hiệu bà bầu bị trầm cảm khi mang thai

Theo các chuyên gia thuộc Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, có khoảng 14 – 23% bà bầu mắc chứng trầm cảm tại một thời điểm nhất định trong thời kỳ mang thai. Sự gia tăng các hormone nội tiết tố khiến bà bầu trở nên nhạy cảm. Bạn có thể dễ khóc, dễ cười và dễ căng thẳng thẳng hơn trong cả 3 tam cá nguyệt. Tuy nhiên, cảm giác phiền muộn thường xuyên có thể là nguy cơ cao của chứng trầm cảm ở bà bầu.

Tỉ lệ bà bầu bị trầm cảm khi mang thai ngày càng gia tăng - Ảnh minh họa: Internet

Theo trang MomJunction, trầm cảm trong thời kỳ mang thai hoặc trầm cảm sau sinh là hội chứng rối loạn tâm lý ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành động của phụ nữ. Chứng trầm cảm khiến bà bầu cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng, vô dụng. Các triệu chứng xuất hiện kéo dài có thể ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu. Những trạng thái cảm xúc này có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng và có thể được điều trị dứt điểm.

Khi mang thai, sức khỏe thể chất và tinh thần của bà bầu đều đóng vai trò quan trọng. Chị em có những biểu hiện dưới đây cần đến gặp bác sĩ để có giải pháp điều trị đúng đắn:

Có sự thay đổi về cảm xúc: Bà bầu có xu hướng cảm thấy buồn, trống rỗng, thấy bản thân vô dụng hoặc bất lực. Bên cạnh đó, bà bầu có dấu hiệu trầm cảm thường dễ bị kích thích, dễ lo lắng, tức giận, thất vọng và khóc thường xuyên.

Bà bầu bị trầm cảm sẽ có nhiều dấu hiệu thay đổi liên quan đến cảm xúc, cơ thể và lối sống - Ảnh minh họa: Internet

Thay đổi trong cơ thể: Bà bầu thường có cảm giác thiếu năng lượng, luôn mệt mỏi đi kèm các triệu chứng đau đầu, đau bụng và một số triệu chứng khác.

Thay đổi trong lối sống: Bà bầu có thể ăn, ngủ quá nhiều hoặc quá ít, thường gặp khó khăn khi đưa ra các quyết định, khó khăn khi tập trung. Trí nhớ của chị em khi mắc hội chứng trầm cảm có nguy cơ giảm sút, giảm hứng thú với các hoạt động yêu thích, không tương tác cùng gia đình, bạn bè.

Cách điều trị hội chứng trầm cảm khi mang thai

Bà bầu bị trầm cảm trong thời kỳ mang thai nên tìm đến bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các bác sĩ sẽ giúp chị em lựa chọn phương pháp điều trị và các loại thuốc thích hợp. Có thể liệt kê những giải pháp tiêu biểu như:

Tâm lý trị liệu

Biện pháp tâm lý trị liệu cho bà bầu hay còn gọi là phương pháp trò chuyện, trao đổi thông thường liên quan đến quá trình chia sẻ cảm xúc và mối quan tâm của bà bầu với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.

Bà bầu bị trầm cảm mức độ nhẹ có thể chữa trị bằng phương pháp tâm lý trị liệu - Ảnh minh họa: Internet

Hoạt động này giúp bà bầu bị trầm cảm làm chủ được cảm xúc, giải quyết được các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Theo nghiên cứu, liệu pháp cá nhân (IPT) và liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) là hai trong nhiều liệu pháp để điều trị trầm cảm. Đây là phương pháp phổ biến các bác sĩ khuyên nên áp dụng cho phụ nữ có thai.

Liên hệ nhóm hỗ trợ trực tuyến

Một số hội nhóm trực tuyến cùng gặp các vấn đề liên quan đến bệnh trầm cảm có thể tương tác và chia sẻ cùng nhau. Các thành viên của nhóm sẽ giúp mẹ bầu và những thành viên khác tìm ra giải pháp cho những tình huống đang gặp phải.

Sử dụng thuốc

Bà bầu uống thuốc trầm cảm khi mang thai cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ - Ảnh minh họa: Internet

Dựa vào mức độ trầm cảm, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê những loại thuốc chống trầm cảm cho bà bầu. Chị em tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi không có hướng dẫn của bác sĩ.

Liệu pháp choáng điện (ECT)

ECT là liệu pháp cho dòng điện chạy qua não để điều trị hội chứng trầm cảm nặng ở bà bầu khi các liệu pháp trên không có tác dụng.

Hồng Ngân

Tin liên quan

Những việc bà bầu bị đau dạ dày cần làm trong thời kỳ mang thai

Triệu chứng đau dạ dày trong thời kì mang thai không chỉ gây ra tình trạng mệt mỏi triền miên...

Bài tập thể dục cho phụ nữ trước khi mang thai giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh

Phụ nữ trước khi mang thai không chỉ quan tâm đến chế độ dinh dưỡng mà còn cần chuẩn bị...

Mách chị em thực đơn dinh dưỡng khoa học dành cho người chuẩn bị mang thai

Chọn lựa những món ăn tốt cho sức khỏe trong giai đoạn chuẩn bị mang thai sẽ giúp chị em...

Phụ nữ chuẩn bị mang thai có nên ăn dứa: Giải thích khoa học của bác sĩ dành cho các...

Bài viết sẽ giúp chị em trả lời câu hỏi phụ nữ trong giai đoạn chuẩn bị mang thai có...

Chuyên gia dinh dưỡng trả lời: Phụ nữ chuẩn bị mang thai có nên ăn rau ngót?

Có nên ăn rau ngót trong giai đoạn chuẩn bị mang thai hay không là thắc mắc của nhiều chị...

Những cách đơn giản trị ho cho bà bầu mang thai tháng thứ 7

Thay vì dùng thuốc, 5 cách đơn giản dưới đây sẽ giúp trị dứt điểm những cơn ho cho bà...

Mách chị em món ăn bài thuốc cho bà bầu bị tê mỏi chân tay

Bà bầu bị tê mỏi chân tay trong những tháng cuối đừng bỏ qua những món ăn bài thuốc dưới...

Tin mới nhất

“Tình địch” một thời của Midu, nổi nhất Cà Mau từng "tháo ra lắp vào" vòng 1: Nay nhan sắc...

9 giờ trước

Chân dung thủ khoa chuyên Vật lý của Hà Nội: Đạt 47,5/50 điểm, là cựu học sinh trường chuyên Hà...

9 giờ trước

Hai ngôi trường THCS ở Hà Nội được nhắc tên nhiều nhất hiện tại: Có "tỉ lệ chọi" cao ngất...

9 giờ trước

Lý do rơi nước mắt trong vụ bé trai 5 tuổi tử vong dưới chân cầu Bình Lợi: Mẹ gửi...

14 giờ trước

Chính thức xét đặc cách nữ sinh gãy cột sống, phải nằm làm bài thi vào lớp 10 công lập...

14 giờ trước

Vụ sập hầm vàng ở Bắc Kạn khiến 3 người mắc kẹt: Thi thể nạn nhân cuối cùng được đưa...

1 ngày 8 giờ trước

Cuộc hôn nhân của vợ 29 tuổi và chồng 72 tuổi ở Hà Nam: Sau niềm hạnh phúc ngắn là...

1 ngày 8 giờ trước

Một hotgirl đình đám được vó là 'bản sao Phạm Băng Băng', nhan sắc tỷ lệ thuận với độ giàu...

1 ngày 8 giờ trước

Một trường THPT ở Hà Nội hạ điểm chuẩn 'sốc': Phụ huynh lẫn học sinh 'ngơ ngác' khi 'bốc hơi'...

1 ngày 8 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình