Phụ Nữ Sức Khỏe

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu khi nào?

Uốn ván là một bệnh rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, từ 25 – 90%. Đặc biệt uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh có tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Vậy tiêm phòng uốn ván cho bà bầu khi nào để phòng ngừa uốn ván cho bé?

Vắc xin phòng bệnh uốn ván

Uốn ván do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn uốn ván tiết ra độc tố thần kinh mạnh, rất nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Uốn ván ở mẹ là do vi trùng xâm nhập vào cơ thể trong lúc sinh, theo đường sinh dục vào tử cung của người mẹ. Đối với trẻ sơ sinh, vi trùng uốn ván xâm nhập vào nơi cắt và buộc dây rốn (còn gọi là uốn ván rốn sơ sinh).

Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh có tỉ lệ tử vong rất cao - Ảnh minh họa: Internet

Phụ nữ mang thai chưa tiêm vắc xin phòng uốn ván trước đây sẽ không có miễn dịch với bệnh. Bên cạnh đó, điều kiện vô trùng tại cơ sở y tế hiện nay vẫn còn yếu kém, nhiều dụng cụ đỡ đẻ không được luộc sôi đủ 20 phút, mầm bệnh uốn ván vẫn còn. Đây là nguyên nhân dẫn tới bệnh uốn ván trong quá trình chuyển dạ.

Vì thế, phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ hoặc đang mang thai chưa được miễn dịch với bệnh uốn ván, chị em cần nhanh chóng tiêm chủng để bảo vệ chính mình và em bé trong bụng.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu khi nào?

Các loại vắc xin phòng bệnh uốn ván khá an toàn đối với phụ nữ mang thai vì chúng được làm từ vi sinh vật đã chết. Thông thường, các vắc xin này được tiêm trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ.

Tiêm phòng uốn ván giúp mẹ và bé phòng tránh được căn bệnh chết người - Ảnh minh họa: Internet

Phụ nữ mang thai lần đầu, trước đây chưa tiêm phòng uốn ván, không rõ tiền sử tiêm hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi có chứa thành phần uốn ván cơ bản (mũi tiêm chủng mở rộng lúc còn nhỏ) sẽ được tiêm 2 mũi:

- Mũi 1: Tiêm khi thai được 20 tuần tuổi trở lên, không nên tiêm quá sớm vì thời gian đầu thai nhi chưa ổn định.

- Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 30 ngày và đảm bảo phải tiêm trước sinh ít nhất 30 ngày.

Với thai phụ lúc nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi đầy đủ (gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván...) thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi vào tuần 20 (tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ).

Với chị em trước khi mang thai đã tiêm phòng đủ 5 mũi uốn ván và mũi cuối cùng cách đây không quá 10 năm thì không cần phải tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ nữa. Tuy nhiên, nếu thời gian tiêm mũi cuối đã quá 10 năm thì cần phải tiêm nhắc lại 2 mũi như trên.

Với chị em ở thai kỳ trước đã tiêm đủ 2 mũi và thai kỳ lần này cách không quá 10 năm thì chỉ cần tiêm 1 mũi uốn ván khi thai được khoảng tuần 20 tuổi trở đi. Mũi tiêm phòng uốn ván nhắc lại này rất quan trọng, mẹ bầu có thai lần 2, lần 3 cần chú ý tiêm cho đủ mũi.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu khi thai được 20 tuần tuổi trở đi - Ảnh minh họa: Internet

Tóm lại, chị em cần xác định được số mũi uốn ván đã tiêm trước đây để thông báo cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ là người tư vấn số mũi tiêm cần thiết cho bà bầu để đảm bảo miễn dịch tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu được thực hiện rộng rãi tại các cơ sở y tế có dịch vụ tiêm chủng như: Trạm y tế phường, trung tâm y tế dự phòng, bệnh viện phụ sản...

Tiêm phòng vắc xin uốn ván khá an toàn cho bà bầu -Ảnh minh họa: Internet

Tốt nhất mẹ bầu nên chọn tiêm phòng ở trạm y tế phường nơi mẹ đang cư trú. Ở đây bác sĩ có thể quản lý lịch tiêm của mẹ cũng như quá trình tiêm chủng cho bé sau khi sinh.

Chị em cần nắm rõ lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu khi nào để tiêm phòng cho đúng, phòng bệnh luôn tốt hơn là chữa bệnh.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Măng cụt vào mùa, bà bầu đừng quên thưởng thức để nhận được 'kho vàng' dinh dưỡng

Mang thai là khoảng thời gian chị em luôn cân nhắc những loại thực phẩm ăn vào. Măng cụt cũng...

Cơ thể bà bầu thay đổi như thế nào trong thai kỳ: Tam cá nguyệt thứ ba

Cơ thể bà bầu thay đổi từng chút một trong suốt 42 tuần để chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến...

Cơ thể bà bầu thay đổi như thế nào trong thai kỳ: Tam cá nguyệt thứ hai

Cơ thể bà bầu thay đổi từng chút một trong suốt 42 tuần để chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến...

Cơ thể bà bầu thay đổi như thế nào trong thai kỳ: Tam cá nguyệt đầu tiên

Cơ thể bà bầu thay đổi từng chút một trong suốt 42 tuần để chuẩn bị sẵn sàng nhất cho...

Bổ sung Vitamin B6 cho bà bầu cần thiết như thế nào: Mẹ đã biết chưa?

Là một bà mẹ tương lai, chị em cần phải xây dựng cho mình một chế độ ăn uống cân...

Bà bầu ăn mít có được không?

Trái cây và rau củ là những thực phẩm không thể thiếu trong thai kỳ của mẹ. Nhiều bà bầu...

Thuộc lòng những hiện tượng sắp sinh ở bà bầu: Mẹ tuyệt đối không được bỏ qua

Khi thai kỳ đã vào giai đoạn cuối, các ông bố bà mẹ tương lai luôn trong tư thế sẵn...

Tin mới nhất

Làm món bánh này ăn vào bữa sáng tốt hơn uống sữa gấp 10 lần nhờ giàu canxi, protein, bổ...

14 giờ trước

Bảo vệ lá gan bé nhỏ của trẻ bằng vắc-xin từ những tháng đầu đời

14 giờ trước

Những điểm mới trong tuyển sinh đại học năm 2025

17 giờ trước

Dấu hiệu nghi ngờ đang mắc đậu mùa khỉ

17 giờ trước

Siêu mẫu Võ Hoàng Yến vượt cạn 'mẹ tròn con vuông', khoe diện mạo con gái đầu lòng

18 giờ trước

Dừng hoạt động ngoại khóa, cân nhắc cho học sinh nghỉ học trước diễn biến của bão số 4

18 giờ trước

Tỷ phú Rockefeller dặn con: Sự giàu có và thành công của một người được quyết định bởi 1 thứ...

18 giờ trước

Học sinh ở Đà Nẵng được nghỉ học trước thềm bão số 4

1 ngày 17 giờ trước

Bé trai tăng 35 kg trong 6 tháng, nguy kịch sau 3 ngày nhiễm cúm

1 ngày 20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình