Phụ Nữ Sức Khỏe

Thuộc lòng những hiện tượng sắp sinh ở bà bầu: Mẹ tuyệt đối không được bỏ qua

Khi thai kỳ đã vào giai đoạn cuối, các ông bố bà mẹ tương lai luôn trong tư thế sẵn sàng để chào đón bé yêu về với tổ ấm của mình. Tuy nhiên, ngoài căng thẳng lo lắng, việc nắm rõ các hiện tượng sắp sinh ở bà bầu là vô cùng quan trọng.

Bất kỳ sản phụ nào khi đến bác sĩ khám thai định kỳ đều được bác sĩ cung cấp ngày dự sinh trên lý thuyết. Tuy nhiên, trên thực tế không nhiều bà bầu thực sự chuyển dạ vào đúng ngày bác sĩ đã ước tính, thường sẽ xê dịch một vài ngày, thậm chí là vài tuần.

Trên thực tế, không có nhiều trường hợp sản phụ lâm bồn vào đúng ngày dự sinh của bác sĩ - Ảnh minh họa: Internet

Thay vì luôn cảnh giác và lo lắng không biết khi nào bà bầu chuyển dạ. Các gia đình nên tìm hiểu và ghi nhớ những dấu hiệu sắp sinh con để kịp thời xử lý. Bài viết sẽ chia sẻ đến chị em một số hiện tượng sắp sinh ở bà bầu điển hình nhất.

Bụng bầu tụt dần xuống phía dưới

Bụng bầu tụt dần xuống (còn gọi là sa bụng) là dấu hiệu sắp sinh con xuất hiện từ khá sớm, trước khi bé chào đời từ một đến vài tuần. Tình trạng này là do bé dịch chuyển xuống dưới khung xương chậu của mẹ để chuẩn bị chào đời.

Bụng bầu tụt xuống dưới thường gặp ở những sản phụ sinh con đầu lòng - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, hiện tượng sắp sinh ở bà bầu này thường thấy rõ ràng hơn ở chị em sinh con đầu lòng. Trường hợp sinh con thứ, dấu hiệu này có thể không có hoặc rất mơ hồ.

Để nhận biết, ngoài việc nhìn bên ngoài thấy bụng hạ xuống thấp, mẹ bầu còn cảm nhận được khung xương chậu trở nên nặng nề đột ngột, di chuyển khó khăn hơn. Một điểm đặc biệt báo hiệu sa bụng phải kể đến đó là mẹ bầu dễ thở hơn, do em bé “nhích” ra xa lồng ngực, không còn chiếm không gian của phổi.

Cổ tử cung của mẹ bắt đầu mở

Mẹ bầu thường sẽ không thể quan sát được cổ tử cung của mình. Tuy nhiên, việc cổ tử cung bắt đầu mở có thể dễ dàng nhận thấy khi đi khám thai vào thời điểm gần đến ngày dự sinh. Hiện tượng này được xem là dấu hiệu chuyển dạ thực sự.

Ngừng tăng cân

Vào giai đoạn nước rút cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu thường có xu hướng tăng chậm lại, không tăng hoặc thậm chí sụt cân. Điều này là hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng đến thai nhi.

Sắp đến ngày sinh, thai nhi cơ bản đã phát triển đầy đủ, bé sẽ không tiếp tục tăng cân mà chỉ sắp xếp tư thế thích hợp để chào đời. Nếu thai phụ bị sụt cân, điều này có thể là do lượng nước ối đang giảm dần báo hiệu thời điểm vượt cạn đang đến.

Chuột rút, mệt mỏi, đau lưng và buồn ngủ nhiều

Phụ nữ sắp sinh thường than phiền rằng họ bị chuột rút đặc biệt nghiêm trọng, kèm theo đau hai bên háng và đau ở phần lưng nhiều hơn bình thường, điều này dẫn đến cảm giác mệt mỏi và chỉ muốn nghỉ ngơi hoặc ngủ nhiều.

Chuột rút tăng về tần suất xuất hiện và cường độ đau khi gần đến ngày sinh - Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu sắp sinh con này đặc biệt thấy rõ ở sản phụ sinh con đầu lòng. Nguyên nhân là do các cơ ở vùng xương chậu và tử cung đang bị kéo căng ra, chuẩn bị cho bé ra đời. Chị em nên lưu ý các dấu hiệu đau hoặc co thắt dồn dập để kịp thời nhập viện.

Cảm thấy các khớp xương giãn ra

Hormone relaxin tiết ra trong thai kỳ khiến các dây chằng của mẹ trở nên mềm và co giãn hơn, mẹ bầu đừng hốt hoảng nếu sờ thấy các khớp của mình như bị nới lỏng ra. Đây là phản ứng tự nhiên giúp khung xương chậu mở rộng, một dấu hiệu sắp sinh con khá điển hình nhưng cũng khó nhận biết.

Tiêu chảy

Hiện tượng cơ tử cung giãn dần ra để chuẩn bị cho việc vượt cạn cũng vô tình làm cho những cơ khác trong cơ thể được nghỉ ngơi. Trong đó có cơ tại vùng trực tràng, làm cho mẹ bầu đi tiêu phân lỏng hơn hoặc thậm chí là tiêu chảy.

Bà bầu gần đến ngày sinh cũng thường bị tiêu chảy - Ảnh minh họa: Internet

Hiện tượng sắp sinh ở bà bầu này mang lại cho mẹ không ít khó chịu, tuy nhiên nó sẽ nhanh chóng biến mất khi em bé ra đời.

Dịch âm đạo thay đổi về màu sắc và độ kết dính

Thời điểm vài ngày trước khi sinh, âm đạo thường tiết dịch nhiều hơn và đặc hơn một chút. Nguyên nhân là do nút nhầy ở cổ tử cung có tác dụng bịt kín, ngăn ngừa viêm nhiễm trong suốt thai kỳ đã bị bong ra. Đây là một mảng sền sệt khá lớn, màu vàng nhạt như lòng trắng trứng.

Một vài trường hợp khi nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu vào trong dịch âm đạo, còn gọi là máu báo sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ra một ít máu nhưng cơn co thắt vẫn chưa diễn ra và/hoặc tử cung chưa mở thì mẹ có thể phải chờ thêm một vài ngày.

Việc xuất hiện máu trong giai đoạn chờ sinh là một dấu hiệu chuyển dạ quan trọng, nên báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi kịp thời.

Cơn co thắt xuất hiện ngày càng mạnh và liên tục

Đây là hiện tượng sắp sinh ở bà bầu rõ ràng nhất, hầu như ai cũng từng trải qua khi chuẩn bị sinh con. Cơn quặn thắt giống như toàn bộ cơ tử cung đang siết chặt để đẩy em bé ra ngoài. Tuy nhiên, co thắt chuyển dạ khác với một vài cơn co thắt khác (co thắt Braxton-Hicks) trong thai kỳ ở một số đặc điểm:

- Cơn co thắt báo sinh có cường độ mạnh, đau và khó chịu hơn rất nhiều. Chúng không giảm hoặc biến mất khi mẹ bầu thay đổi tư thế.

- Cảm giác đau dữ dội sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới, dần dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể lan đến 2 chân của mẹ bầu.

- Tần suất co thắt càng ngày càng liên tục, cảm giác đau đớn tăng cao theo nhịp, cách nhau khoảng 5 - 7 phút.

Vỡ ối

Mọi người vẫn nghĩ rằng khi vỡ ối (dịch chảy ra có màu xanh lá hoặc hơi nâu) thì sản phụ sẽ sinh con ngay sau đó. Tuy nhiên điều này không hẳn là đúng hoàn toàn. Phần lớn phụ nữ từ khi có dấu hiệu vỡ ối đến lúc bé chào đời mất khoảng vài giờ.

Phần lớn chị em bắt đầu vỡ ối đều không sinh con ngay lập tức - Ảnh minh họa: Internet

Chỉ một số rất ít, đặc biệt ở những mẹ bầu sinh con thứ thì thời gian này mới rút ngắn lại. Do đó, khi sản phụ có dấu hiệu vỡ ối, gia đình cần bình tĩnh đưa sản phụ đến bệnh viện một cách an toàn nhất.

Mỗi mẹ bầu khác nhau sẽ có những dấu hiệu sắp sinh con khác nhau. Tuy nhiên, việc nằm lòng các hiện tượng sắp sinh ở bà bầu sẽ giúp mẹ và gia đình tự tin hơn để đón chào thời khắc con yêu ra đời.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Những loại hoa không tốt cho bà bầu, mẹ tuyệt đối không được tiếp xúc

Phụ nữ thường có một niềm yêu thích nhất định với các loài hoa cỏ. Tuy nhiên khi mang thai,...

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn hồng xiêm có tốt không?

Quả hồng xiêm hay còn gọi là quả sa-pô-chê là một loại trái cây nhiệt đới phổ biến ở nước...

Những loại trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường

Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở các bà bầu. Bệnh đòi hỏi...

Bà bầu mất ngủ nên ăn gì để cải thiện nhanh chóng và hiệu quả?

Khi mang thai, sự thay đổi từ cơ thể đến tâm sinh lý cũng khiến bà bầu khó ngủ, mệt...

Bà bầu ăn măng cụt có được không?

Măng cụt là một loại trái cây phổ biến ở khí hậu nhiệt đới, rất thơm ngon và bổ dưỡng....

Những bệnh thường gặp ở bà bầu và biến chứng có thể xảy ra

Thai kỳ là giai đoạn tuyệt vời nhất trong cuộc đời người phụ nữ. Tuy nhiên, mẹ phải đối mặt...

Bà bầu bị chảy máu cam - Khi nào nên lo lắng?

Mang thai là một hành trình tuyệt vời của người phụ nữ. Tuy nhiên thai kỳ cũng mang lại không...

Tin mới nhất

Sandwich thịt nguội đơn giản cho bữa sáng vội vàng!

14 giờ trước

Những món ăn nhẹ và đơn giản cho bữa sáng, vừa ngon miệng lại bổ dưỡng ai mê

14 giờ trước

Sữa chua úp ngược công thức 6 không nhà làm, láng mịn, dẻo dính, chua ngọt vừa miệng

14 giờ trước

Món đặc sản có giá hàng triệu đồng/kg, nhiều người săn lùng nhưng ăn không đúng cách dễ mất mạng...

1 ngày 3 giờ trước

Đặc sản độc nhất vô nhị chỉ có ở Ninh Bình, nhìn "nổi da gà" nhưng ngon nổi tiếng, bao...

1 ngày 12 giờ trước

Bún chả cá ấm nóng cho bữa sáng thêm dinh dưỡng!

1 ngày 12 giờ trước

"Lộc trời" mọc trên đá có tên rất lạ, xưa không ai ngó ngàng nay thành đặc sản nổi tiếng,...

2 ngày 5 giờ trước

Mẹo lựa vải chín trăm quả như một, ngon ngọt, không bị sâu đầu

2 ngày 8 giờ trước

Mẹo bảo quản tôm tươi lâu cả tháng vẫn ngon: Đem về ướp với gia vị này, ai cũng làm...

2 ngày 8 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình