Nội dung bài viết
Nguyên nhân hạ đường huyết
Trước khi giải đáp câu hỏi khi hạ đường huyết nên ăn gì? Người bệnh hãy cùng tìm hiểu sơ một số nguyên nhân gây hạ đường huyết. Thông thường triệu chứng này xảy ra khi lượng đường trong máu (glucose) giảm xuống mức quá thấp. Đặc biệt nhiều nhất ở người mắc bệnh đái tháo đường đang được điều trị với những nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Người bệnh ăn ít, ăn trễ bữa hoặc bỏ ăn: trường hợp cố gắng nhịn ăn để hạ đường rất dễ khiến cơ thể bị tụt đường huyết xuống mức thấp nhất.
- Tiêm quá nhiều Insulin: trường hợp này do người bệnh nhầm lẫn trong việc rút quá nhiều insulin hoặc bác sĩ chỉ định liều insulin quá cao.
- Ngoài ra, người bệnh mua nhầm kim tiêm có nắp màu đỏ. Đây là loại kiêm cũ sử dụng cho insulin có nồng độ U40 (40UI/ml). Tuy nhiên, hiện nay nó được dùng cho insulin có nồng độ 100 UI/ml. Do đó, khi người bệnh không may dùng phải kim tiêm U40 để rút thuốc insulin UI 100 có khả năng làm tăng liều lượng gấp 2,5 lần.
Các thực phẩm cho người bị hạ đường huyết
Thịt nạc giàu protein
Thịt nạc là đáp án chính xác cho câu hỏi "khi hạ đường huyết nên ăn gì?". Bởi nguyên liệu này chứa hàm lượng protein cao cung cấp các acid amin giúp xây dựng mô nạc. Đặc biệt là giúp ổn định lượng đường trong máu và hỗ trợ ngăn ngừa hoặc giảm tình trạng chóng mặt do ăn vội và hạ đường huyết có liên quan với bệnh đái tháo đường.
Nguồn protein tốt là có ít chất béo bão hòa và không bao gồm da chẳng hạn như thịt trắng, gia cầm, cá, đậu, trứng/lòng trắng trứng, đậu hũ và sữa đậu nành,...
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt vẫn còn giữ lại nhiều chất dinh dưỡng quan trọng sau quá trình chế biến thực phẩm. Loại nguyên liệu này cung cấp một lượng chất xơ dồi dào. Bên cạnh đó là chất sắt và các vitamin nhóm B.
Tất cả đều có công dụng ngăn ngừa tình trạng chóng mặt và các triệu chứng khác liên quan đến chứng hạ đường huyết. Các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt giàu chất dinh dưỡng bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, mì ngũ cốc nguyên hạt, lúa nương, lúa mạch và bắp rang,...
Thực phẩm chứa đường
Các chuyên gia cho rằng các loại thực phẩm chứa đường như kẹo, bánh, socola,… có thể “cấp cứu” tạm thời triệu chứng hạ đường huyết. Nếu sau đó khoảng 15 đến 20 phút, nếu lượng đường vẫn chưa quay lại ở mức bình thường hoặc người bệnh vẫn không thấy đỡ hơn thì nên bổ sung lượng đường thêm một lần nữa.
Tuy nhiên không nên lạm dụng ăn quá nhiều vì có thể khiến hàm lượng đường trong máu người bệnh tăng cao. Điều này rất nguy hiểm đối với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.
Do đó, khi bị hạ đường huyết người bệnh nên bổ sung một lượng đường phù hợp. Nếu cảm thấy tình trạng không thuyên giảm thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Nước ép trái cây tươi
Khi hạ đường huyết nên ăn gì? Là câu hỏi thường gặp của nhiều người. Các thực phẩm giàu đường tự nhiên và ở dạng nước là gợi ý hay dành cho người bị tụt đường huyết. Bởi chúng giúp cho người bệnh dễ dàng hấp thu lượng đường khi vào cơ thể.
Do đó, người bệnh nên duy trì uống một ly nước ép trái cây mỗi ngày để tăng đường một cách tự nhiên.
Tụt đường huyết nên làm gì?
Nếu người bệnh bị hạ đường huyết đột ngột, không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó việc nhận biết sớm các dấu hiệu tụt đường huyết có thể giúp người bệnh chủ động đối phó với tình huống này một cách tốt nhất. Đồng thời ngăn chặn tổn thương não do tiểu đường gây ra.
Giữ an toàn cho bản thân
Hạ đường huyết có khả năng gây mất ý thức từ đó dễ xảy ra tai nạn và các tình huống nguy hiểm cho người bệnh. Khi phát hiện cơ thể xuất hiện các triệu chứng của cơn hạ đường huyết thì việc đầu tiên người bệnh cần nghĩ đến là tìm các biện pháp giữ an toàn cho bản thân. Chẳng hạn như đang lái xe hãy tấp vào lề đường, ngồi xuống ngay nếu bạn đang đi bộ,...
Kiểm tra đường huyết
Một vài trường hợp khác nếu chỉ dựa vào triệu chứng thì vẫn chưa đủ. Người bệnh cần kiểm tra bằng máy đo đường huyết để khẳng định chắc chắn mình bị hạ đường huyết hay không? Chỉ số đường huyết thấp hơn 70 mg/dl (3,9mmol.l) người bệnh cần phải thực hiện các biện pháp xử trí kịp thời. Nếu triệu chứng quá nghiêm trọng tốt nhất nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, người bệnh phải luôn luôn mang theo đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, sôcôla, nước ngọt,… trong túi để dùng ngay khi gặp phải tình trạng tụt đường huyết.
Một số lưu ý cho người mắc chứng hạ đường huyết
- Nhằm kiểm soát lượng đường ổn định trong máu, người bệnh tiểu đường nên sử dụng thực phẩm có chỉ số đường thấp. Đặc biệt tránh ăn nhiều tinh bột và đường như bánh mì, bánh ngọt, nước ngọt có ga,… và các chất kích thích có hại khác.
- Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm và nhai kỹ.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao như đi bộ, yoga, dưỡng sinh,… giúp đốt cháy năng lượng và cải thiện sự nhạy cảm của cơ thể với insulin.
- Người bệnh tiểu đường nên trang bị riêng cho mình máy đo đường huyết để kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
- Một số thực phẩm chứa carbohydrate dễ tiêu hóa như nước trái cây, 1 muỗng canh mật ong, 4 - 5 bánh mặn, 3 - 4 viên kẹo hoặc 1 muỗng canh đường,... có thể giúp ích cho người bệnh khi gặp phải tình trạng hạ đường huyết xuống quá thấp.
- Hạn chế tối đa thời gian sử dụng các thiết bị như máy tính, điện thoại nếu không cần thiết.
- Tránh tình trạng căng thẳng, stress trong công việc. Đặc biệt luôn giữ tinh thần thoải mái và giải trí lành mạnh.
- Tập thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc
- Không nên làm việc quá sức và cần có kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý
- Người bệnh nên thường xuyên massage cơ thể để tăng cường lưu thông máu.
- Khi có triệu chứng hạ đường huyết ngày càng nặng hơn tốt nhất người bệnh nên thăm khám bác sĩ kịp thời để được hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Bài viết trên đã giải đáp đầy đủ cho thắc mắc khi hạ đường huyết nên ăn gì. Qua đó, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng những loại thực phẩm này vào trong thực đơn hàng ngày của mình. Từ đó giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường.