Phụ Nữ Sức Khỏe

Thực hư thông tin chỉ cần xét nghiệm máu có thể phát hiện ung thư vú

Nhiều người dân đọc được các thông tin giới thiệu về các gói tầm soát ung thư, trong đó có thông tin chỉ cần xét nghiệm máu nên rất quan tâm vì chi phí không quá cao mà lại nhanh chóng, tiện lợi.

1. Xét nghiệm máu – tầm soát ung thư vú?
Chị Đỗ Thanh Thảo ở TP. Hồ Chí Minh cho biết mình muốn đăng kí mua 1 gói tầm soát ung thư nhưng chưa biết chọn chỗ nào vì lên mạng thấy nhiều nơi quá mà giá thì cũng chênh nhiều, không biết nơi nào có hiệu quả uy tín.

Không chỉ chị Thảo mà rất nhiều người cũng có nhu cầu được tầm soát ung thư sớm mà không phải đến các bệnh viện đông người, chờ đợi lâu. Do đó những thông tin quảng cáo trên Facebook về các gói tầm soát ung thư có giá vài triệu đồng được nhiều người quan tâm, trong đó có một số hội nhóm riêng tư có vài nghìn thành viên theo dõi như nhóm có tên là "Lấy máu xét nghiệm – tầm soát ung thư tại nhà".

Ảnh chụp màn hình.

Trên trang cá nhân của mình, một BS chuyên khoa ung thư đăng tải hình ảnh một gói quảng cáo xét nghiệm ung thư trọn gói và chán nản thốt lên: "Đây là các phương pháp tầm soát ung thư từ A đến Z hả mọi người??? Không biết trước khi đưa ra gói tầm soát này, họ có được tư vấn bởi một bác sĩ ung thư không nữa".

Nhiều chị em quan tâm, thắc mắc về việc phát hiện ung thư vú chỉ qua xét nghiệm máu, giái đáp băn khoăn này, các bác sĩ Bệnh viện K Trung ương cho biết: Những thông tin chỉ xét nghiệm máu để phát hiện ung thư vú là không chính xác. 

Để chẩn đoán một người có mắc ung thư vú hay không, cần thực hiện các bước cơ bản: khám lâm sàng, chỉ định xét nghiệm máu, siêu âm tuyến vú, chụp Xquang tuyến vú và sinh thiết nếu cần. Xét nghiệm máu chỉ là một trong rất nhiều chỉ định cần thiết để đưa ra kết luận bạn có bị mắc ung thư vú hay không. Vì vậy, hãy lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám, giúp bạn có kết quả chẩn đoán chính xác.

Hãy lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám, giúp bạn có kết quả chẩn đoán chính xác. Ảnh: internet

2. Sàng lọc ung thư phải làm những gì?
Theo ThS. BS Trịnh Thế Cường, khoa Hóa trị liệu, BV E Trung ương: Sàng lọc (tầm soát) ung thư là phát hiện dạng tiền ung thư hoặc ung thư giai đoạn sớm ở người không có triệu chứng nhằm phát hiện và điều trị sớm giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư.

- Sàng lọc ung thư khác với chẩn đoán sớm: Chẩn đoán sớm là chẩn đoán ung thư ở người có triệu chứng ung thư ở giai đoạn sớm. Ví dụ: Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo người trên 50 tuổi không có triệu chứng của ung thư đại trực tràng, sàng lọc ung thư đại trực tràng bằng nội soi đại trực tràng mỗi 10 năm. Tuy nhiên, nếu người đó có triệu chứng của ung thư đại trực tràng như thay đổi thói quen đi đại tiện, đi ngoài ra máu.. thì nên đi soi đại trực tràng chẩn đoán ngay dù chưa tới 50 tuổi, đây được gọi là chẩn đoán sớm.

- Đối tượng là người lớn có nguy cơ trung bình, có nghĩa tất cả người lớn trừ người có nguy cơ ung thư cao. Ví dụ: Người có tiền sử gia đình mắc hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền như bệnh đa polyp tuyến có tính chất gia đình, hội chứng Lynch… sẽ có chương trình sàng lọc riêng.

- Marker ung thư (trừ xét nghiệm AFP trong sàng lọc ung thư gan, PSA trong ung thư tiền liệt tuyến) không có vai trò trong sàng lọc ung thư.

ThS. BS Trịnh Thế Cường cũng đưa ra một hướng dẫn sàng lọc dựa theo hướng dẫn sàng lọc ung thư của Hiệp hội ung thư Mỹ, chương trình sàng lọc ung thư của Hàn Quốc, Nhật Bản có điều chỉnh phù hợp với điều kiện ở Việt Nam để người dân tham khảo.

Hướng dẫn sàng lọc ung thư dựa trên hướng dẫn của một số nước và có điều chỉnh phù hợp với điều kiện ở Việt Nam để người dân tham khảo.
Theo Hoàng Nam/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Cách xử lý đúng khi bị chảy máu mũi? Bệnh máu cam có nguy hiểm không?

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam. Đây là một hiện tượng khá phổ biến mà hầu...

4 cách để ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến

Lượng đường trong máu tăng gây nhiều nguy cơ cho người bệnh tiểu đường, trong có biến chứng đến các...

Mất thính lực do tuổi tác: Tư vấn cách chọn và điều chỉnh máy trợ thính

Tuổi càng cao thì thính giác càng trở nên kém đi.

Loại bỏ táo bón bằng cách cải thiện lối sống và tư thế của bạn khi đi 'giải quyết nỗi...

Đi đại tiện là nhu cầu sinh lý bình thường của cơ thể con người để đẩy các chất thải...

Bạn có biết: Đột quỵ có thể xảy ra ngay cả trong khi ngủ

Đột ​​quỵ khi ngủ chiếm một tỷ lệ đáng kể các đột quỵ do thiếu máu cục bộ và không...

Châm cứu và điều trị suy kiệt cho bệnh nhân mắc trầm cảm

Thuốc đông y đang thu hút sự chú ý như một phương tiện giải tỏa những phiền muộn của những...

Bão số 3: Các cơ sở y tế trực cấp cứu 24/24h vừa duy trì chống dịch COVID-19, sốt xuất...

Bão số 3 (bão Ma-on) diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị y tế từ...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

17 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

17 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 7 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 7 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 7 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 12 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 12 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 16 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình