Thiên đường ẩm thực Việt vô cùng phong phú, các món ăn ngày càng đa dạng tỉ tệ thuận với nhu cầu hưởng thụ của con người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Do đó, hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc một món ăn có thể gọi là đặc sản của người dân miền Trung và cũng là một món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng được ưa chuộng ở một số quốc gia trên thế giới, đó chính là món ăn từ cây xương rồng.
Cây xương rồng có ăn được không?
Cái tên xương rồng nghe quá quen thuộc nhưng được chế biến thành món ăn thì có vẻ khá xa lạ với nhiều người. Đây là món ăn chống đói trong những ngày biển động không ra khơi đánh bắt cá được của người dân vùng biển Bình Định và người dân vùng cát tỉnh Quảng Nam.
Ở Việt Nam, xương rồng đã trở thành món ăn từ lâu gắn liền với đời sống của người dân nghèo vùng cát, lũ miền trung, người dân sử dụng xương rồng để cứu đói trong những năm đói kém mất mùa. Sau này, đời sống khá giả hơn thì xương rồng cũng được chế biến đa dạng và đắt tiền hơn. Hầu hết những món ăn truyền thống của mỗi quốc gia hay đặc sản địa phương được đưa vào nhà hàng sang trọng đều xuất thân từ những vùng quê nghèo như Kim Chi của Hàn Quốc…trong tương lai xương rồng có thể sẽ trở thành khoái khẩu của nhiều người yêu ẩm thực.
Những món ăn ngon từ cây xương rồng
Theo kinh nghiệm của người địa phương, cách chế biến món ăn từ cây xương rồng khá đơn giản. Đầu tiên là khâu chọn là xương rồng, xương rồng non sẽ mang lại vị ngọt, mềm, đặc biệt để hưởng trọn vị ngon của xương rồng nên hái vào buổi sáng, lúc đó nó mới chua ngon ngọt nhất. Cách sơ chế là gọt bỏ phần gai nhọn ở bốn phía, khéo léo tách các đọt xương rồng sao cho gai không đâm vào tay, tách lớp màng mỏng ở ngoài cho sạch, sau đó thái mỏng và luộc tầm 5 phút cho đến khi màu xanh chuyển sang vàng, để ráo nước là có thể chế biến món ăn theo ý muốn. Xương rồng có thể xào, luộc, kho, nấu canh đa dạng cùng với cá, tôm, thịt ba chỉ...hoặc chỉ làm mộc đơn giản chấm mắm cái, trộn gỏi với một nắm đậu phộng rang… Xương rồng khi nhai sẽ có cảm giác dai dan, sần sật, chua chua rất ngon, không quá gắt đậm như khế cũng không quá gắt như chanh.
Xương rồng dễ chế biến nhất là món canh và được chế biến cùng với cá lóc hoặc cá trê là món canh thanh dịu mát lòng trong mùa hè oi bức. Cách chế biến món canh này khá đơn giản, chỉ cần xắt lát cá, ướp muối, nước mắm, gia vị vừa ăn, sào cho thấm rồi cho xương rồng vào đảo sơ. Tiếp đó cho nước vào đến khi sôi thì nêm lại cho vừa khẩu vị, thêm một ít ngò gai, hành lá vào cho thơm, chấm cùng nước mắm ớt là ngon tuyệt hảo. Ngoài món canh, xương rồng còn có thể xào đơn giản cùng mỡ, nêm chút nước mắm rồi dùng cùng cơm trắng ngon nức lòng. Vào mùa mưa, xương rồng lại trở thành món nhậu hấp dẫn của ngư dân vùng cát bằng cách trộn gỏi kèm một nhúm đậu phộng rang giòn. Nhâm nhi món gọi xương rồng cùng một chút vị chát của rượu trong những đêm trăng sáng trên sông thì còn gì bằng!
Ở nước ngoài như Mexico và các quốc gia Châu Mỹ, các món ăn từ xương rồng rất phổ biến và được xem là một món rau xanh, có trong thực đơn hàng ngày của mọi gia đình. Còn ở Mỹ, xương rồng không phổ biến những lại là món ăn bổ dưỡng được săn lùng bởi những tay sành ăn, thích thưởng thức món lạ. Nhiều nhà hàng tại Anh bắt đầu sử dụng lá, thân và quả xương rồng để chế biến các món salad, bánh mỳ sandwiches hoặc ép lấy nước. Nước ép và mứt xương rồng bắt đầu xuất hiện ở rất nhiều kệ hàng trong các siêu thị.
Ăn cây xương rồng có tác dụng gì?
Hàm lượng dinh dưỡng trong xương rồng cũng là một lý do để loại thực phẩm này có mặt ở nhiều quốc gia. Chuyên gia dinh dưỡng Amy Shapiro đến từ thành phố New York, Mỹ cho biết vì chúng chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống lại nhiều bệnh, làm giảm nồng độ cholesterol, chống lại bệnh ung thư, bảo vệ tế bào não, tăng cường hệ tiêu hóa…Hãy thử một lần lăn vào bếp trải nghiệm một món xương rồng và từ từ cảm nhận hiệu quả của nó mang lại cho cơ thể, bạn sẽ có câu trả lời cho mình ăn xương rồng có tác dụng gì ngay tức thì.