Trước khi đi ngủ
Khi mẹ hoạt động, thai nhi sẽ có ít chuyển động. Ngược lại, khi mẹ bắt đầu đi ngủ, thai nhi sẽ cảm thấy buồn chán, bắt đầu đạp nhiều hơn để ra “tín hiệu” muốn được tương tác cùng mẹ. Thế nên, đây chính là thời điểm mẹ sẽ cảm nhận được rõ nét những cú đạp của con trong bụng.
Khi tác động vào vùng bụng của mẹ
Bụng mẹ là không gian phát triển của thai nhi. Khi thính giác của trẻ phát triển hoàn thiện, trẻ sẽ cảm nhận được những tác động lên vùng bụng của mẹ. Thế nên, mọi tác động trực tiếp lên vùng bụng đều có thể khiến trẻ phản ứng lại. Thế nên, khi bố hoặc mẹ chỉ cần chạm hoặc xoa nhẹ tay lên bụng bầu, cũng có thể cảm nhận được những cú đạp của thai nhi.
Sau khi ăn
Lượng đường trong máu của mẹ tăng lên, thai nhi cũng được cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn, vì vậy hoạt động mạnh hơn. Nếu bé không đạp mẹ có thể kích thích bé bằng việc uống một cốc nước ép trái cây.
Khi bé nghe thấy âm thanh bên ngoài
Bắt đầu từ tuần thứ 24, não bộ của thai nhi đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, bé có thể cảm nhận rất rõ âm thanh ở bên ngoài, thậm chí phân biệt được giọng nói của bố và mẹ.
Khi mẹ bầu tắm
Khi tắm, mẹ bầu sẽ được thư giãn, tinh thần thoải mái. Đồng thời, thai nhi cũng cảm nhận được nguồn “năng lượng” tích cực từ người mẹ truyền sang. Thế nên, nếu biết tận dụng thời khắc này, mẹ sẽ cảm nhận được thai nhi không chỉ đạp mà còn “nhảy múa” trong bụng mình.
Thai nhi dành 95% thời gian trong ngày để ngủ, mỗi lần khoảng 40 phút, giấc ngủ thường không sâu. Khi mẹ thấy bé đạp, đồng nghĩa là bé đang thức, một ngày em bé sẽ đạp trung bình khoảng 15- 20 lần. Dưới đây là thời điểm con yêu hoạt động mạnh nhất, cha mẹ nên chú ý để nói chuyện với con nhiều hơn nhé!
Vì vậy, các chuyên gia khuyên các bậc cha mẹ nên thai giáo bằng âm thanh thời điểm này như hát cho bé nghe, kể chuyện cho bé hoặc trò chuyện hàng ngày.