Phụ Nữ Sức Khỏe

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa

Sắt là nguyên tố vi lượng thiết yếu đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Trẻ bị thiếu sắt sẽ gặp một số vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng.

Sắt là một trong ba vi chất quan trọng trong cơ thể bên cạnh i-ốt và vitamin A. Thiếu sắt ở trẻ em sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sau này, đặc biệt có thể gây ra các rối loạn về tâm thần và vận động, làm trẻ chậm phát triển. Do vậy việc phát hiện và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.

Trẻ nào có nguy cơ thiếu sắt

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng I (TP.HCM) chia sẻ, hiện nay tỉ lệ trẻ thiếu máu ở Việt Nam còn khá cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu sắt ở trẻ như trẻ sinh non trước ba tuần hay trẻ sinh ra có cân nặng thấp, trẻ bú mẹ sau 6 tháng tuổi nhưng không ăn dặm, trẻ dùng sữa công thức không bổ sung sắt.

Trẻ sinh non là một trong những nguyên nhân thiếu sắt. Ảnh internet.

Ngoài ra, việc trẻ đã từng gặp phải một số bệnh nhiễm trùng mãn tính, bé gái đang ở độ tuổi dậy thì, là một trong những nguyên nhân khiến trẻ có nguy cơ cao thiếu hụt sắt.

Dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ em

Trong thời gian đầu khi mới bị thiếu sắt, chúng ta không thể nhận ra qua cách quan sát từ bên ngoài vì trẻ sẽ không có bất kỳ biểu hiện nào. Theo bác sĩ Khanh, sau 1 thời gian thiếu sắt, lượng sắt trong cơ thể trẻ sẽ suy giảm dẫn đến thiếu máu. Tới giai đoạn này, cha mẹ sẽ nhận thấy con mình có những biểu hiện như da nhợt nhạt, lòng bàn tay nhạt, mệt mỏi, suy nhược, chậm phát triển nhận thức, dễ bị bệnh vặt, nhiễm trùng, viêm lưỡi,… Bên cạnh đó, trẻ có thể thèm ăn những thứ không bình thường như đất bẩn hoặc chỉ ăn tinh bột.

Trẻ thường xuyên mệt mỏi do tình trạng thiếu sắt gây ra. Ảnh internet.

Thiếu sắt và thiếu máu do thiếu sắt thường được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu. Cha mẹ nên cho trẻ sơ sinh được xét nghiệm chứng thiếu máu do thiếu sắt cũng như tình trạng thiếu sắt bắt đầu vào khoảng giữa tháng tuổi thứ 9 và 12.

Bổ sung sắt bằng cách nào?

Trẻ thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, đây là nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng và chậm tăng cân. Mặc dù có thể trẻ ăn tốt tuy nhiên lý do thường là chế độ ăn của trẻ chưa được hợp lý. Vậy nên cha mẹ cần xây dựng cho trẻ chế độ ăn đầy đủ chất sắt. Khi trẻ bẳt đầu ăn dặm, bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ những thực phẩm với hàm lượng sắt cao như ngũ cốc, thịt nghiền, đậu nghiền,… Bên cạnh đó, đối với những bé lớn hơn, bạn có thể cung cấp sắt cho bé từ các nguồn thực phẩm đa dạng hơn như thịt đỏ, cá, đậu và rau xanh.

Thực phẩm chứa nhiều sắt như cải bó xôi, rau cải xoăn, xúp lơ, khoai tây, cải xoong, đậu hà lan; các loại trái cây gồm dưa hấu, dâu tây, quả chà là nho, đu đủ, chuối; các loại thịt màu đỏ như (thịt lợn nạc, thịt bò), cá, động vật thân mềm như sò, nghêu, trai, ốc, hến; thịt đùi động vật chứa nhiều sắt hơn thịt ở lườn.

Vitamin C giúp làm tăng hấp thu sắt. Bạn có thể cho trẻ ăn thêm những thực phẩm giàu vitamin C như dưa hấu, dâu tây, kiwi, rau cải xanh, cà chua và khoai tây.

Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho con bú tới năm con tròn 1 tuổi. Sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn so với sắt bổ sung trong các sản phẩm khác. Nếu bạn không cho con bú thì có thể sử dụng sản phẩm bổ sung sắt để thay thế.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể uống sắt và cho con bú để bổ sung sắt cho con. Với những trẻ lớn hơn, các mẹ cần lưu ý những loại thuốc uống bổ sung sắt có thể gây tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn khi mới sử dụng nên cần phải uống bổ sung theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Phù Dung

Tin liên quan

Thoát vị bẹn ở trẻ em: Cần phát hiện và phẫu thuật trước khi quá muộn

Thoát vị bẹn trong dân gian thường gọi là chứng sa ruột, đây là một dạng bệnh phổ biến ở...

Mách mẹ cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh có mủ chuẩn nhất từ bác sĩ Nhi khoa

Rốn trẻ sơ sinh có mủ là tình trạng cuống rốn của bé bị nhiễm trùng do vi trùng sinh...

Trẻ thường xuyên bị nghẹt mũi, cha mẹ cần làm gì để điều trị dứt điểm?

Trẻ em rất thường mắc các bệnh về mũi do sức đề kháng còn non yếu. Trong đó thường hay...

Muôn vàn kiểu chữa bệnh cho trẻ bằng mẹo dân gian: Coi chừng rước họa!

Các mẹo dân gian đều sử dụng các dược liệu lành tính, tuy nhiên các mẹ nên cẩn trọng hơn...

Bác sĩ Nhi khoa chia sẻ cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị đầy bụng hiệu quả tại nhà

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng nhiều nhất là trong 3 tháng đầu đời của bé. Ở tình trạng như...

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

2 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

2 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

16 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

16 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

16 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

21 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

21 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 1 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình