Phụ Nữ Sức Khỏe

Muôn vàn kiểu chữa bệnh cho trẻ bằng mẹo dân gian: Coi chừng rước họa!

Các mẹo dân gian đều sử dụng các dược liệu lành tính, tuy nhiên các mẹ nên cẩn trọng hơn khi áp dụng những mẹo dân gian không có cơ sở khoa học.

Muôn vàn kiểu chữa bệnh truyền miệng

Chị N (Q.12, TP.HCM) được mẹ chỉ cách đắp lá trầu không cho con những khi con hay khóc đêm. Mỗi lần chị thực hiện xong đều thấy con trẻ ngủ ngoan hơn nên chị thường xuyên áp dụng và còn “mách nước” cho nhiều chị em khác.

Lá trầu không được các mẹ tin dùng như phương thuốc trị chứng khóc, khóc đêm ở trẻ. Ảnh internet.

Còn theo chị Thủy (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), lúc sinh cậu con trai đầu lòng được vài hôm, mẹ chồng liền gợi ý dùng chanh nhỏ mắt cho cháu để mắt sáng hơn. Nghe đến đây thì chị giật mình vì lần đầu tiên biết phương pháp này. Chị tâm sự: "Chưa rõ kết quả ra sao nhưng chỉ nghĩ đến việc dùng chanh nhỏ vào mắt cháu mình đã thấy xót, e rằng đến bản thân chị còn không chịu được, huống chi la đôi mắt non yếu của con."

Hàng loạt các mẹo dân gian được các “truyền miệng” nhau thông qua các diễn đàn, hội nhóm trên mạng xã hội như dùng tỏi rửa mũi cho trẻ, làm sạch lưỡi bằng bù ngót và mật ong, sữa mẹ nhỏ mắt trị ghèn, đọt tre trị trớ sữa,… Hầu hết các phương pháp này đều sử dụng nguyên liệu “cây nhà lá vườn", nhưng không ít các trường hợp con trẻ phải nhập viện vì những kiểu chữa bệnh truyền miệng của mẹ.

Rước họa cho con

Trao đổi với PV Phụ nữ Sức khỏe, bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng I (TP.HCM) cho biết: "Cơ thể trẻ sơ sinh rất non yếu, sức đề kháng còn kém nên việc các mẹ tùy tiện áp dụng các phương pháp dân gian truyền miệng để điều trị bệnh cho trẻ là không nên. Việc chữa bệnh cho người, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần có biện pháp điều trị dựa trên cơ sở khoa học. Những phương pháp chữa bệnh truyền miệng đôi khi chính mẹ sẽ làm hại con, khiến tình trạng bệnh của bé thêm trầm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng".

Trẻ bị viêm giác mạc do dùng sữa mẹ để nhỏ mắt. Ảnh internet.

Bác sĩ Khanh chia sẻ thêm, sử dụng lá trầu không để giúp trẻ bớt khóc đêm, ngủ ngon hơn là một phương pháp phản khoa học. Da trẻ sơ sinh còn rất mỏng manh, hơi nóng từ lá trầu có thể làm vùng da bé bị tổn thương, nặng hơn bé có thể bị phỏng, rộp.

Theo ghi nhận của y học Cổ truyền, lá trầu không có tính nóng do đó thường được dùng để giúp cơ thể nóng lên, thúc đấy tuần hoàn máu, giải quyết các vẫn đề tắc nghẽn trong cơ thể. Tuy nhiên khi được sử dụng như bài thuốc chữa bệnh, nhất là cho trẻ sơ sinh thì cha mẹ nên tham vấn trước ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Khi trẻ hay khóc đêm, trước hết mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân chính xác khiến trẻ quấy khóc, từ đó có các biện pháp can thiệp phù hợp. Hãy quan sát để biết những thay đổi trong tiếng khóc của con như tiếng khóc yếu hơn, cấp bách hơn, the thé hoặc liên tục,…phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.

Một số mẹ khi thấy con bị ngạt mũi liền sử dụng nước tỏi để nhỏ mũi cho con. Tuy trong tỏi chứa allicin có thể diệt vi trùng, nấm và có thể hỗ trợ điều trị, phòng ngừa cảm cúm, nhưng màng mũi của trẻ sơ sinh vốn rất nhạy cảm, nước tỏi lại có tính cay, nóng nên khi xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ bị kích ứng mạnh, gây bỏng rộp niêm mạc mũi. Nếu bé không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến khả năng nhiễm trùng da, thậm chí hoại tử. Tốt nhất, các mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh cho trẻ trong trường hợp này.

Nước tỏi có tính cay, nóng sẽ khiến trẻ dễ bị kích ứng mạnh, bỏng rộp niêm mạc mũi. Ảnh internet.

Mật ong luôn là nguyên liệu quen thuộc trong nhiều bài thuốc được chị em thường xuyên sử dụng khi muốn làm sạch lưỡi cho con. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, mật ong không an toàn cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Trong mật ong có chứa độc tố botulism – độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum.

Cơ thể người trưởng thành hầu như không bị ảnh hưởng bởi độc tố từ mật ong, vì hệ tiêu hóa chúng ta có đủ khả năng vô hiệu hóa chúng. Trong khi đó, trẻ dưới 12 tháng tuổi, hệ tiêu hóa còn chưa đủ các vi khuẩn có lợi cần thiết để tiêu diệt bào tử, ngăn ngừa sản sinh độc tố từ vi khuẩn nên rất dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc. Bên cạnh đó, độc tố botulium còn có thể tác động lên dây thần kinh cơ, gây liệt cho bé.

Thương Trần

Tin liên quan

Bác sĩ Nhi đồng tư vấn những bệnh về da dễ gặp vào mùa hè ở trẻ sơ sinh...

Trẻ sơ sinh thường gặp phải những vấn đề về da vào mùa hè. Nếu không được điều trị sớm...

Nghe bác sĩ Nhi đồng mách mẹ những lưu ý khi tắm cho trẻ ngày hè

Thời tiết mùa hè oi bức sẽ khiến bé đổ nhiều mồ hôi, cơ thể cần được vệ sinh sạch...

Tại sao bạn không nên cho trẻ sơ sinh uống nước?

Trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể dễ bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng, chán bú sữa mẹ,...

Bác sĩ Nhi đồng chia sẻ toàn diện về bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia)

Bệnh tan máu – Thalassemia có tính di truyền, nghĩa là trong gia đình nếu có bố hoặc mẹ đã...

Đếm nhịp thở trẻ sơ sinh, phát hiện sớm bệnh viêm phổi

Đếm nhịp thở của trẻ có thể giúp mẹ phát hiện bé có bị viêm phổi hay không để có...

Bác sĩ Nhi đồng mách mẹ cách chăm sóc mắt trẻ sơ sinh bị ghèn

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn là hiện tượng khá phổ biến nên các mẹ cần trang bị cho mình...

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Mẹ sẽ nghe thấy những âm thanh bất thường vùng ruột non và ruột già khi trẻ sơ sinh bị...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

2 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

2 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

2 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

17 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

17 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

17 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

21 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

21 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình