Để thai nhi có thể phát triển đều đặn mỗi ngày thì việc đảm bảo dinh dưỡng là điều quan trọng nhất. Khi trong bụng mẹ, thai nhi sẽ lấy dưỡng chất thông qua cách uống nước ối và đây là một trong cách thai nhi có thể làm được. Tuy nhiên, thai nhi uống nước ối trong bụng như thế nào thì đôi khi bản thân người mẹ cũng hay biết. Bởi vậy, để bổ sung kiến thức về sức khỏe sinh sản, mẹ khi mang thai nhất định nên đọc bài viết này .
Nước ối là gì?
Nước ối là chất dịch có màu vàng nhạt, được hình thành từ nhau thai, màng ối và hệ tuần hoàn của người mẹ trong những tháng đầu thai kỳ. Nước ối bao bọc xung quanh thai nhi, nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc cung cấp dưỡng chất cho thai nhi phát triển đều đặn mỗi ngày.
Với chức năng tái tạo nặng lượng, duy trì độ ẩm cần biết và tạo môi trường an toàn cho thai nhi phát triển tốt nhất, nước ối trở nên cần thiết và có ảnh hưởng hưởng nhất định đến thai nhi. Nước ối nhiều hay ít, đục hay không sẽ tác động khác nhau đến thai nhi.
Thai nhi uống nước ối trong bụng mẹ thế nào?
Khi người mẹ bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể cũng chính là đang cung cấp chất quan trọng cho thai nhi. Bởi vậy, thực phẩm mà mẹ ăn uống khi mang thai được đánh giá cao và cần chú ý nhiều nhất.
Thực phẩm mẹ cung cấp sẽ ảnh hưởng tới mùi vị của nước ối và thai nhi sẽ uống nước ối này để phát triển. Đặc biệt, thai nhi phát triển vị giác từ rất sớm nên nếu nước ối có mùi lạ, vị lạ thì có thể thai nhi sẽ không tiếp nhận.
Thông qua cuống rốn, dinh dưỡng từ nước ối sẽ được dẫn vào trong bào thai và đảm bảo sự phát triển đều đặn. Đồng thời, nước ối là môi trường bao quanh bào thi nên bé sẽ mở miệng mà nuốt lấy nó.
Bởi nước ối đóng vai trò cực kỳ quan trọng nên mẹ khi mang thai cần thường xuyên theo dõi để kiểm tra lượng nước ối trong cơ thể có đủ hay không và có gì khác thường hay không để kịp thời có biện pháp khắc phục.
Nước ối ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
Nước ối trong cơ thể mẹ sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như thiếu nước ối, đa ối, nước ối bị đục. Với những tình trạng này nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi một cách khác nhau.
Nước ối nhiều hay còn gọi là đa ối có thể một số biến chứng nguy hiểm như ối bị vỡ gây sinh non, gây đờ tử cung của mẹ, ngôi thai bị đảo lộn bất thường, băng huyết sau sinh, sa dây rốn, thai chết lưu,...
Tình trạng thiếu nước ối trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai có thể gây sảy thai, sinh non và tỷ lệ thai chết lưu khá cao. Nó khiến bé khó xoay đầu vào tháng cuối và bị sinh ngược. Nếu thiếu nước ối do ối bị vỡ sớm có thể làm nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai và tử cung gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi.
Nước ối bị đục do chất từ thai nhi thải ra thì nó sẽ không có ảnh hưởng gì xấu đến thai nhi Tuy nhiên, nếu nước ối bị đục do có lẫn phân su thì chứng tỏ thai nhi đã từng bị thiếu oxy. Lúc này mẹ cần đi khám bác sĩ để xem còn tình trạng suy thai hay không và tìm biện pháp khắc phục.
Chính vì lẽ đó, để hỗ trợ giúp lượng nước ối trong cơ thể ổn định và ở mức phù hợp cho sự phát triển của thai nhi, mẹ cần có biện pháp khắc phục. Bằng cách duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt cần uống nhiều nước để giảm nguy cơ bị thiếu nước ối hiệu quả. Đồng thời, cần khám thai định kỳ để đảm bảo an toàn sức khỏe và nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia.