Phụ Nữ Sức Khỏe

Táo bón ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị hiệu quả

Táo bón ở trẻ em là vấn đề khiến nhiều phụ huynh lo lắng vì gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của bé. Cần phát hiện những triệu chứng táo bón sớm để điều trị hiệu quả và dứt điểm.

Táo bón là gì?

Táo bón là một trong những vấn đề về sức khỏe thường gặp nhất ở trẻ em. Những thống kê khoa học cho thấy có ít nhất 30% trẻ bị táo bón cần được điều trị sớm và kịp thời để tránh những hệ quả nghiêm trọng khác về sức khỏe.

Táo bón thực chất là tình trạng đi tiêu (đại tiện) không thường xuyên (ít hơn 3 lần/ tuần) hoặc lúc đi vệ sinh có cảm giác đau rát rất khó khăn từ đó gây khó chịu, căng thẳng cho bệnh nhi và gia đình. Chính vì vậy điều quan trọng là nhận biết sớm những dấu hiệu, phát hiện nguyên nhân gây bệnh để điều trị và ngăn chặn tình trạng táo bón mãn tính.

tao bon o tre em 1
Táo bón ở trẻ em là vấn đề sức khỏe thường gặp, nhất là ở các trẻ nhỏ - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em

Bệnh táo bón ở trẻ em bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và được chia thành 2 nhóm chính là nguyên nhân thực thể và nguyên nhân chức năng.

1. Nguyên nhân thực thể

Nguyên nhân thực thể gây nên táo bón ở trẻ em bao gồm những vấn đề về cường giáp, ổ bụng, ở ruột hoặc bệnh thần kinh cơ, bệnh đái tháo đường...

Trẻ gặp vấn đề về cường giáp: Bệnh cường giáp là nguyên nhân chính làm giảm hoạt động của cơ ruột và cùng với các triệu chứng khác gây nên những triệu chứng táo bón ở trẻ em.

Bệnh phì đại tràng bẩm sinh: khi trẻ mắc phải bệnh này thường sẽ nhẹ cân hơn so với trẻ bình thường. Khi đi ngoài hay kèm chứng nôn trớ và kích thước phân nhỏ hơn.

Đây là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em khá nghiêm trọng nên khi phát hiện thì cần phải mổ, tránh việc dẫn tới biến chứng phình đại tràng hay nhiễm độc rồi chuyển biến thành sốc nhiễm trùng, có thể gây thủng ruột.

tao bon o tre em 2
Bệnh phì đại tràng bẩm sinh là một trong những nguyên nhân gây nên chứng táo bón ở trẻ em - Ảnh minh họa: Internet

Những bệnh lý liên quan đến thần kinh cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón nặng ở trẻ.

Những bệnh như bại não, não chậm phát triển hay các biến chứng tâm thần hoặc các vấn đề về cột sống là những bệnh phổ biến nhất khiến cử động ruột của trẻ bất thường, thiếu sự phối hợp trong vận động ruột và các bộ phận khác của cơ thể.

Ngoài ra, bệnh đái tháo đường cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.

2. Nguyên nhân chức năng:

Ngoài những nguyên nhân bên trong cơ thể bé thì những thói quen xấu trong sinh hoạt thường ngày của bé cũng là nguồn cơn làm nên bệnh táo bón ở trẻ em.

Trong đó phải kể đến tình trạng trẻ nhịn không chịu đi ngoài. Trẻ càng nhịn thì phân ở trong ruột càng lâu và to khiến việc đại tiện cho trẻ càng gặp khó khăn. Và hậu quả tất yếu sẽ là bị táo bón mãn tính.

Đối với trẻ sơ sinh thì táo bón lại bắt nguồn từ nguồn sữa mẹ, nước hoặc lượng thức ăn đưa vào cơ thể bé, nhất là trong giai đoạn cai sữa mẹ. Trong thời gian này, cơ thể bé chưa thích ứng kịp với tình trạng thức ăn thay đổi nên dễ bị thiếu nước. Nguồn cung cấp nước từ sữa trước đây đã bị thay thế.

Nếu dùng sữa công thức thì thành phần protein khác nhau trong đó cũng có thể là nguyên do gây nên táo bón ở trẻ em. Lúc này phân của trẻ bị táo bón thường có màu xanh và cứng. Bên cạnh đó, việc mẹ cho bé ăn thức ăn đặc một cách đột ngột cũng khiến tình trạng táo bón của trẻ nặng và kéo dài hơn.

Một nguyên nhân khác là do cơ thể bé bị thiếu nước mất nước nghiêm trọng. Từ đó sẽ có xu hướng hấp thu nước từ bất cứ nguồn nào dẫn đến phân trở nên rắn và khô.

Chế độ ăn thiếu chất xơ trong mỗi bữa ăn của bé cũng gây nên táo bón.

tao bon o tre em 3
Chất xơ từ những loại rau, củ quả góp phần làm tăng thể tích cho phân, làm cho phân mềm hơn - Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu nhận biết chứng táo bón ở trẻ em

Theo tiêu chuẩn của tổ chức NICE 2010, trẻ được xác định là đang mắc chứng táo bón nếu có 2 hoặc nhiều hơn những triệu chứng sau: 

Số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần trong 1 tuần.

Vô cùng khó chịu và căng thẳng khi đi tiêu.

Phân cứng đến mức gây chảy máu hậu môn.

Trẻ hay rặn và có biểu hiện nín muốn giữ phân.

Trước đây đã từng có những đợt táo bón.

Từng hoặc đang bị nứt hậu môn, đau khi đi tiêu và chảy máu do phân cứng.

Ngoài ra những biểu hiện gián tiếp sau cũng chứng tỏ bé đã bị chứng táo bón:

Khi trẻ có cảm giác biếng ăn một thời kỳ dài dẫn đến sự phát triển không đồng đều về thể chất và trí tuệ. Đây là hệ quả của việc không được hấp thu các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Nghiêm trọng hơn trẻ sẽ bị thấp còi, tiêu hóa kém, nhẹ cân, mệt mỏi, lờ mờ.

Trẻ táo bón nặng còn xuất hiện tình trạng đau ngứa thậm chí là có ra máu tươi trong phân bắt nguồn từ hiện tượng phân quá cứng dẫn đến nứt hậu môn. Bệnh sẽ nguy hiểm hơn nếu các vết nứt đó trở thành những ổ viêm hay áp xe nặng.

Những rối loạn khác về tiêu hóa như các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, ruột, đại tràng như bệnh đại tràng, kém hấp thu,... cũng có thể xảy ra do tình trạng táo bón quá nặng gây nên.

tao bon o tre em 4
Chứng táo bón có thể gián tiếp gây nên những triệu chứng bệnh về đường ruột nguy hiểm - Ảnh minh họa: Internet

Trong những dấu hiệu táo bón ở trẻ thì việc trẻ cố rặn hay căng thẳng khi không đi ngoài được sẽ dẫn đến chứng trĩ nội, trĩ ngoại hoặc thậm chí cả hai loại kết hợp gây đau, ngứa và chảy máu rất nghiêm trọng.

Cách điều trị hiệu quả táo bón ở trẻ em hiệu quả

Chữa táo bón ở trẻ em nhất là trẻ bú mẹ khá đơn giản nhưng cần theo dõi cẩn thận. Nếu trẻ có triệu chứng chậm đi tiêu, vài ngày mới đi tiêu một lần, phân vẫn còn mềm thì không phải vấn đề lớn, hầu hết là biểu hiện bình thường, bố mẹ trẻ chỉ cần theo dõi thêm và thay đổi chế độ ăn uống một chút thì tình trạng táo bón nhẹ của trẻ sẽ kết thúc.

Đối với những trẻ có phân cứng dẫn đến đi cầu khó, rồi gây nứt hậu môn thì nhất định cần phải có sự can thiệp từ bác sĩ. Đầu tiên trẻ sẽ được cho thuốc làm mềm phân để dễ đi ngoài hơn sau đó tập thói quen đi thường xuyên. Nếu trẻ có tình trạng ứ phân thì cần tiến hành tháo xổ phân ngay.

tao bon o tre em 5
Khi phát hiện trẻ bị táo bón cần theo dõi kỹ và đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất để có cách điều trị phù hợp - Ảnh minh họa: Internet

Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở trẻ như là đau nhiều ở vùng hậu môn khi đi ngoài, trĩ, nứt hậu môn kèm theo những triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, sốt, tiêu ra máu, sợ lạnh, sụt cân,... thì bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế sớm nhất.

Đến đây bé sẽ được thăm khám, chẩn đoán cũng như đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp, tránh gây những hậu quả của táo bón ở trẻ em nghiêm trọng.

Phòng ngừa táo bón ở trẻ em như thế nào?

1. Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ ăn lành mạnh là một cách chữa táo bón ở trẻ em rất tốt: trẻ ăn nhiều loại trái cây, rau củ thường xuyên trong và giữa những bữa ăn sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt. Đồng thời cũng nên giới hạn lượng sữa bò trẻ tiêu thụ mỗi ngày. Trẻ từ 18 tháng tuổi chỉ nên dùng 500ml sữa mỗi ngày và cần uống đủ nước.

Đối với trẻ bị táo bón nặng thì cần cho trẻ uống đủ nước, rau. Bên cạnh đó phải bổ sung nước cũng như chất xơ vào chế độ ăn của bé. Cha mẹ cũng cần lưu ý dạy cho trẻ thói quen đi vệ sinh và không được nhịn.

Trị táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ đang bú mẹ thì nên cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên và đúng bữa vì những thành phần cân bằng chất béo và protein, chất xơ, nước...  trong sữa sẽ khiến phân của bé luôn mềm, ngay cả khi bé không đại tiện trong một hoặc hai ngày.

Với trẻ ăn dặm: Những loại thức ăn cho trẻ giai đoạn này như bột sữa, bột ngũ cốc, cháo ngũ cốc... thường thiếu chất xơ sẽ khiến dễ bị táo bón hơn. Vì thế nên có cách bổ sung chất xơ phù hợp cho bé.

Ở trẻ lớn hơn thì vấn đề có thể dễ chịu hơn vì lúc này bố mẹ đã có thể tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước cũng như ăn nhiều rau củ quả, đặc biệt là không nhịn đi ngoài, đảm bảo trẻ không bị táo bón.

Quan trọng nhất vẫn là sự kiên nhẫn của bố mẹ và gia đình. Nên tập thói quen đi ngoài hằng ngày cho trẻ, thời gian toilet để khoảng 3-5 phút. Không nên la mắng, đánh đòn nếu trẻ không chịu phối hợp sẽ dẫn đến tác dụng ngược lại.

2. Tạo thói quen vận động thường xuyên cho trẻ

Tham gia các hoạt động ngoài trời thường xuyên không chỉ có tác dụng phòng chống táo bón hiệu quả mà còn tốt cho sức khỏe, tránh được nhiều bệnh khác như béo phì, ù lì, thụ động,... nên bố mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia nhiều hơn.

tao bon o tre em 6
Tạo thói quen vận động thường xuyên là cách phòng chống táo bón ở trẻ em rất hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Với trẻ sơ sinh thì nên hạn chế dùng sữa công thức quá sớm, cho trẻ uống nước đầy đủ cũng như bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn của mẹ. Trẻ còn nhỏ thì nên cho vận động nhẹ nhàng bao gồm các bài tập về tay, chân.

Khi trẻ lớn hơn một chút thì rèn luyện thói quen tham gia các hoạt động ngoài trời cũng như tạo niềm yêu thích các môn thể thao, hạn chế việc để cho trẻ ngồi quá lâu trước màn hình tivi hay điện thoại.

Có thể giúp trẻ ngăn ngừa và tránh nguy cơ táo bón ở trẻ em bằng cách xây dựng chế độ ăn giàu chất xơ như sử dụng nhiều trái cây, rau, đậu và ngũ cốc nguyên hạt hay bánh mì,.... Nếu trẻ không hoặc chưa quen với chế độ ăn nhiều chất xơ, hãy bắt đầu bằng cách thêm dần vài gram chất xơ mỗi ngày và tăng dần lên để ngăn ngừa khí và đầy hơi.

Nước rất tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ nên cũng cần khuyến khích trẻ uống nhiều nước.

Thanh Giang (T.H)

Tin liên quan

Mách bạn những loại thực phẩm giúp tăng chiều cao, cải thiện vóc dáng

Bài viết sẽ giới hiệu những loại thực phẩm giúp tăng chiều cao, cha mẹ có thể tham khảo để...

Nước lá vối và những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Từ lâu, nước lá vối hay nụ vối đã được biết đến như một loại nước giải khát, giúp cơ...

Tại sao trẻ sơ sinh bị nấc và cách chữa trị thế nào mới hiệu quả?

Nấc cụt thường gây ra sự khó chịu với người lớn nên nhiều người nghĩ rằng trẻ sơ sinh bị...

Hướng dẫn cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh tại nhà đúng chuẩn

Dưới đây chính là cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách nhằm giúp bé hấp thụ Vitamin D...

Chuyên gia lưu ý, cần phát hiện sớm những bất thường cơ quan sinh dục của trẻ

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2, những trường hợp bất thường về cơ quan sinh dục cần...

Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà, mẹ cần nắm rõ

Cách tắm cho trẻ sơ sinh như thế nào là câu hỏi của nhiều chị em, đặc biệt là những...

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

16 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

17 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 7 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 7 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 7 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 11 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 12 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 16 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình