Phụ Nữ Sức Khỏe

Tại sao phụ nữ mang thai dễ bị viêm đường tiết niệu?

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu cao hơn bình thường do đó mẹ bầu cần có những biện pháp để phòng bệnh hiệu quả.

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở vùng tiết niệu bao gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản. Bệnh chủ yếu do vi khuẩn E.coli và vi trùng gây nên và phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở mẹ bầu

Khi mang thai, mẹ sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường, không kiểm soát được tiểu tiện do thai nhi phát triển trong tử cung gây chèn ép bàng quang. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng nước tiểu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại ngược dòng thâm nhập vào trong cơ thể gây viêm đường tiết niệu.

Một lý do khác là do cấu tạo niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới nên khoảng cách giữa âm đạo và hậu môn tương đối gần nhau dễ bị lây nhiễm bệnh vi khuẩn. Bên cạnh đó, việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn cũng sẽ dẫn đến viêm đường tiết niệu.

Phụ nữ mang thai dễ bị viêm đường tiết niệu. Ảnh internet.

Mẹ bầu nếu không phát hiện và điều kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi tùy theo mức độ bệnh. Tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thận, bể thận cấp, thậm chí có thể lây sang cổ tử cung, tử cung làm tăng nguy cơ rỉ ối, nước ối bị nhiễm trùng dẫn đến lưu thai, sảy thai, nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh.

Viêm đường tiết niệu chia thành 3 thể tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Ở giai đoạn đầu khởi phát bệnh, mẹ bầu sẽ gặp thể nhiễm khuẩn và không có dấu hiệu rõ ràng mắc bệnh nên chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu khi đi khám thai.

Thứ 2 chính là thể viêm bàng quang. Lúc này, vi khuẩn đã bắt đầu lan rộng nên mẹ bầu sẽ có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, tiểu bí hoặc tiểu nhiều, có đôi khi sẽ lẫn máu trong nước tiểu.

Thể nặng nhất của bệnh chính là viêm thận, bể thận cấp. Song song với các triệu chứng trên thì mẹ còn xuất hiện các triệu chứng đi kèm như sốt cao, tim đập nhanh, mệt mỏi, nôn ói. Lúc này, cơ thể thai phụ suy nhược nhanh dẫn tới suy hô hấp, suy tuần hoàn gây suy thai...

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm. Ảnh internet.

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm và không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu mắc bệnh. Vì thế, ngay từ khi có những biểu hiện như nóng rát khi tiểu, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu lẫn máu, đau vùng lưng…thì mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Cách phòng bệnh viêm đường tiết niệu

Để phát hiện sớm bệnh viêm đường tiết niệu, mẹ bầu nên thường xuyên kiểm tra nước tiểu trong mỗi lần đi khám thai. Hầu hết các bác sĩ cũng sẽ yêu cầu mẹ làm xét nghiệm nước tiểu trong lần đầu đi khám thai để xác định nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Để phòng bệnh, mẹ bầu nên uống nhiều nước khi mang thai, tốt nhất là 2 -3 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú trọng bổ sung thêm nước trái cây, trà thảo dược để vừa tăng cường sức khỏe vừa lợi tiểu.

Mẹ bầu nên tăng cường ăn nhiều rau xanh để ngừa viêm đường tiết niệu hiệu quả. Ảnh internet.

Bên cạnh đó, thai phụ cần tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi hàng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ hoạt động bài tiết. Hạn chế tình trạng nín nhịn tiểu quá lâu sẽ gây hại cho hệ bài tiết, bàng quang và thận.

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày để vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi, phát triển. Khi lau rửa mẹ bầu nên nhớ lau rửa âm đạo trước để tránh lây nhiễm vi khuẩn ngược từ hậu môn.

Thương Trần (TH)

Tin liên quan

Những xét nghiệm mẹ bầu cần biết trong 3 tháng đầu mang thai

Trong 3 tháng đầu mang thai, những xét nghiệm sàng lọc sẽ giúp cha mẹ phát hiện ra những bất...

Tác dụng của ổi với sức khoẻ mà mẹ bầu sẽ tiếc nếu bỏ qua

Ổi là loại trái cây quen thuộc, được nhiều người ưa thích bởi hương vị đặc trưng. Loại quả...

Hạt tiêu - gia vị tuyệt vời cho mẹ bầu một thai kỳ khỏe mạnh

Tiêu không chỉ đơn thuần là một loại gia vị cho những bữa ăn hàng ngày mà còn mang lại...

Nguyên nhân chảy máu nâu khi mang thai mà mẹ bầu nhất định phải biết

Hiện tượng ra máu âm đạo có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Vậy...

Thực phẩm giàu axit folic giúp ngừa dị tật thai nhi hiệu quả mà mẹ bầu chớ bỏ qua

Tất cả các hiện tượng khiếm khuyết xảy ra trong 28 ngày đầu của thai kỳ vì vậy việc bổ...

Những lưu ý khi quan hệ tình dục mà mẹ bầu nhất định phải biết trong 3 tháng đầu mang...

Liệu quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu...

Những lợi ích tuyệt vời của việc ăn mía với sức khỏe mẹ bầu

Ăn mía khi mang thai sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu như giảm ốm nghén,...

Tin mới nhất

Ăn nhiều cà chua có tác dụng gì cho sức khỏe?

6 giờ trước

Công dụng và tác hại của đậu bắp ít người biết

6 giờ trước

Nên uống bột sắn dây lúc nào là tốt nhất?

7 giờ trước

Những tác dụng tuyệt vời khi uống nước lá hẹ tươi

19 giờ trước

Loại rau là chân ái cho mùa thu, giúp dưỡng gan, bổ mắt lại ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường

1 ngày 3 giờ trước

Băm ớt nấu ăn cứ làm theo cách này: Miếng ớt đều tăm tắp, để bao lâu cũng ngon như...

1 ngày 3 giờ trước

Bơ vào mùa dẻo ngon giá rẻ nhưng lại “đại kỵ” với 5 nhóm người này

2 ngày 4 giờ trước

Từ nay mua tỏi cứ nhìn điểm này biết ngay tép tỏi tươi mới, không khô đầu, chẳng lo mốc...

2 ngày 4 giờ trước

Dọc mùng có tác dụng 'hút mỡ’ nhưng lại có 3 tác hại đáng sợ của cây dọc mùng ít...

2 ngày 4 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình