Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, siêu âm cần thiết để phát hiện sớm dị tật bẩm, rối loạn di truyền ở thai nhi và những vấn đề liên quan đến sức khỏe mẹ bầu.
Xét nghiệm cần thiết trong 3 tháng đầu mang thai
Xét nghiệm nước tiểu
Mẹ bầu nên nhớ uống nhiều nước trước mỗi lần khám thai vì các bác sĩ sẽ luôn yêu cầu mẹ cung cấp mẫu nước tiểu. Theo trang Parents, xét nghiệm nước tiểu sẽ đo lường được hàm lượng protein trong nước tiểu. Từ đó có thể nhận thấy các biến chứng thường gặp trong thai kỳ như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật.
Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap)
Pap thường được thực hiện trong lần khám thai đầu tiên, việc tiến hành xét nghiệm phát hiện nhanh sự thay đổi bất thường của tế bào tử cung và các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục (STIs). Tất cả các mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm này. Nếu mẹ bị nhiễm STIs mà không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ sinh ra bị nhiễm trùng mắt hoặc viêm phổi.
Xét nghiệm máu
Việc thực hiện xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu mang thai có thể giúp bác sĩ có thể đo lường và phát hiện ra nhiều bất thường trong sức khỏe mẹ bầu như đo mức hCG, một loại hormone được sản xuất bởi thai nhi và tìm thấy trong cả máu và nước tiểu của mẹ. Các bác sĩ sản khoa sẽ căn cứ vào mức hCG để xác định ngày sinh cho thai phụ.
xét nghiệm còn kiểm tra tính tương thích yếu tố Rh để xác định sự tương thích giữa mẹ và thai nhi. Nếu mẹ mang nhóm máu Rh- và thai nhi mang nhóm Rh+, hoặc ngược lại thì cơ thể mẹ sẽ sản xuất ra những kháng thể phá hủy hồng cầu của con, gây thiếu máu cho thai nhi. Trong trường hợp mẹ bầu và thai nhi không tương thích yếu tố Rh, các bác sĩ sẽ tiêm cho bạn vắc xin RhoGam để giảm ngăn chặn kháng thể chống Rh gây nguy hiểm cho thai nhi.
Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp mẹ phát hiện ra các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục, viêm gan B, HIV, thiếu vitamin D, bệnh đường huyết, tan máu bẩm sinh...
Một xét nghiệm máu khác ngày càng trở nên phổ biến là thử nghiệm tiền sản không xâm lấn (NIPT). Đây là xét nghiệm AND của thai nhi được tách ra từ máu của mẹ. Bằng xét nghiệm NIPT, các bác sĩ sẽ có thể sàng lọc và phát hiện các bất thường rối loạn nhiễm sắc thể như hội chứng Down (NST21), thể tam nhiễm sắc thể 13 và 18. Kết quả xét nghiệm sẽ cho độ chính xác cao và an toàn tuyệt đối.
Siêu âm
Việc siêu âm trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên sẽ được thực hiện vào tuần thứ 6. Mẹ có thể nghe được nhịp tim thai nhi lần đầu tiên, xác định có bao nhiêu bào thai trong bụng mẹ và đảm bảo thai đã làm tổ ở trong tử cung chứ không phải vòi trứng. Ngoài ra, việc siêu âm còn cung cấp cho mẹ tuổi thai chính xác nhất để từ đó đưa ra ngày dự sinh.
Đo độ mờ da gáy là một loại siêu âm đặc biệt cũng được thực hiện trong giai đoạn này để giúp phát hiện sớm hội chứng down bằng cách kiểm tra vùng gáy của thai nhi. Kết quả siêu âm độ mờ da gáy sẽ được kết hợp với các kết quả xét nghiệm máu khác bao gồm đo nồng độ hCG để cải thiện độ chính xác. Nếu kết của những kết hợp này cao thì bác sĩ có thể khuyên mẹ bầu tiến hành lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS) hoặc chọc ối.
Sinh thiết gai nhau
Việc lấy mẫu lông nhung (CVS) có thể được thực hiện giữa tuần 10 và 13 của thai kỳ. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu màng đệm bao quanh phôi thai (hay còn gọi là gai nhau) bằng cách dùng một kim xuyên qua bụng vào tử cung hoặc dùng một ống đàn hồi nhỏ đi qua âm đạo và cổ tử cung và xuyên vào nhau thai.
Việc thực hiện sinh thiết gai nhau có thể phát hiện ra tất cả các bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi như hội chứng Down (NST21), hội chứng Patau (NST13), hội chứng Edwards (NST18), bất thường ở nhiễm sắc thể giới tính như hội chứng Turner, Klinefelter, thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh Tay – Sachs.