Phụ Nữ Sức Khỏe

Tại sao người bệnh sốt xuất huyết tốn hàng trăm triệu viện phí?

Sau 1 tháng nằm viện vì sốt xuất huyết, người phụ nữ ở Đồng Nai tốn khoảng 300 triệu đồng. Một bé gái khác ở Bình Dương cũng có mức viện phí lên đến 260 triệu sau 10 ngày điều trị căn bệnh này.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Phương (sinh năm 1989) chuyển từ Đồng Nai lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM khoảng đầu tháng 10. Khi đó, chị Phương sốt cao, suy hô hấp, tổn thương gan thận và sốc sốt xuất huyết. 

“Bệnh đến vô cùng đột ngột”, chị nói. Ban đầu, chị Phương chỉ sốt, đau đầu, được chẩn đoán sốt siêu vi nhưng diễn tiến bệnh rất nhanh. Chị nôn ói, choáng váng, kiệt sức và được chuyển lên TP.HCM. Trong quá trình điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu - Tích cực chống độc người lớn, chị Phương phải thở máy, lọc máu liên tục, truyền máy, huyết tương, kháng sinh… để giành lại sự sống.

Gần một tháng sau, chị dần hồi phục nhưng kèm theo đó là số viện phí ngoài sức tưởng tượng: khoảng 300 triệu đồng. 

Chị Nguyễn Thị Mỹ Phương hồi phục dần tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM (Ảnh: Khánh Hòa).

Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Lan, Trưởng Khoa Nội B cho biết, bệnh nhân này đã phải điều trị hồi sức do tình trạng rất nặng, sử dụng các chế phẩm của máu như hồng cầu lắng, huyết tương đông lạnh, tiểu cầu… rất đắt tiền. Bên cạnh đó, thời gian nằm viện kéo dài, chị Phương lại không có Bảo hiểm y tế nên phải tự chi trả toàn bộ, gánh nặng vô cùng lớn. 

“Sốt xuất huyết biến chứng nặng phải can thiệp kỹ thuật cao, có trường hợp phải chạy ECMO, chi phí lên đến cả tỷ đồng. Nếu bệnh nhân có Bảo hiểm y tế sẽ đỡ rất nhiều”, bác sĩ Lan nói. Cùng thời gian trên, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cũng điều trị cho một ca sốt xuất huyết nguy kịch, không Bảo hiểm y tế và tổng viện phí gần 700 triệu đồng. 

Trong khi đó, bác sĩ Võ Thành Luân, Phó khoa Hồi sức - Nhiễm Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho hay, vừa qua, anh cũng tiếp nhận một ca sốt xuất huyết nguy kịch mà tổng chi phí lên đến 260 triệu đồng.

Đó là bệnh nhi 14 tuổi, ngụ tại Bình Dương, được chuyển lên TP.HCM cấp cứu. Trẻ được điều trị hồi sức tích cực suốt 10 ngày với các kỹ thuật như thở máy, lọc máu, thay huyết tương, kháng sinh… Tuy nhiên, do tình trạng quá nặng, bệnh nhi không qua khỏi. Gia đình chi trả một phần viện phí, phần còn lại khoảng 200 triệu bệnh viện đang xoay sở. 

“Thẻ Bảo hiểm của trẻ hết hạn, sau đó mua lại và đang chờ cấp. Không may trong thời gian chờ đợi trẻ lại mắc bệnh nặng nên chi phí rất cao”, bác sĩ Luân lý giải và dẫn chứng, mỗi lần thay huyết tương cho trẻ sốt xuất huyết nguy kịch tốn khoảng 20 triệu. "Cứ một quả lọc là 12 triệu, 150ml huyết tương là 500 ngàn đồng. Trung bình mỗi trẻ sốt xuất huyết nặng có chỉ định thay huyết tương khoảng 3 lít".

Thêm vào đó, quá trình điều trị và chăm sóc cho trẻ bị sốt xuất huyết nguy kịch rất vất vả. Bởi lẽ, trẻ phải thở máy, bù dịch, truyền máu, chế phẩm máu liên tục, bất kể đêm ngày. Riêng việc lấy ven cũng đã khó khăn vì trẻ bị phù, đụng đâu cũng chảy máu. 

Một trường hợp trẻ béo phì, sốt xuất huyết nặng có biến chứng suy tạng.

Với những trường hợp không đủ khả năng thanh toán viện phí, hoàn cảnh khó khăn, các bệnh viện đã nỗ lực mọi cách từ phòng công tác xã hội, kêu gọi mạnh thường quân, truyền thông… để giúp đỡ người bệnh.

Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng, người dân nên chủ động mua Bảo hiểm y tế để được giảm gánh nặng chi phí trong tình huống không may. Ngoài ra, cần chú ý đến thời hạn hiệu lực của thẻ Bảo hiểm y tế, vì đã có trường hợp không được thanh toán bảo hiểm do hết hạn mà không biết. 

Hiện nay, sốt xuất huyết đang giảm dần nhưng dự báo sẽ còn kéo dài đến gần Tết Nguyên đán. Do đó, ngoài việc phòng ngừa, người bệnh cần đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu chuyển nặng, tránh biến chứng nghiêm trọng. Từ đó, giảm nguy cơ tử vong và gánh nặng tiền bạc cho gia đình.  

Theo Linh Giao/Vietnam.net

Tin liên quan

Ba ứng viên vắc xin Covid-19 'made in Vietnam' hiện như thế nào?

Báo cáo mới nhất của Bộ Y tế thông tin hiện chưa có các kết quả nghiên cứu chính thức...

Loại bỏ 5 suy nghĩ độc hại để có cuộc sống tốt đẹp hơn

Nếu bạn có 5 suy nghĩ độc hại này trong đầu, đã đến lúc bạn loại bỏ chúng để có...

Ăn trái cây 'tráng miệng' sau bữa ăn gây hại cho cơ thể có đúng không? Nên ăn khi nào...

Bữa cơm sẽ ngon miệng và nhiều dinh dưỡng hơn khi có thêm trái cây tráng miệng. Thế nhưng...

Trị nám, tàn nhang tại nhà không hề khó như các nàng nghĩ nếu biết những cách dưới đây

Dù chưa có nám, tàn nhang thì bạn cũng nên chăm chút làn da theo những lưu ý dưới đây...

3 bộ phận trên khuôn mặt bỗng chuyển thâm đen, tối sầm lại là dấu hiệu báo động ‘đỏ’ sức...

Màu đen xuất hiện trên da thường là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang có vấn đề, đặc biệt...

4 thói quen khó bỏ trước khi đi ngủ của người Việt tưởng bình thường ai ngờ hại hơn thức...

Những việc dưới đây gần như đã trở thành thói quen khó bỏ của rất nhiều người trước khi ngủ,...

4 thực phẩm giàu tính kiềm là “kẻ thù” của tế bào ung thư

Thường xuyên ăn các thực phẩm giàu tính kiềm giúp bạn khỏe và đẹp hơn. Đặc biệt, chúng còn có...

Tin mới nhất

Định bỏ chồng để tái hợp tình cũ giàu có đẹp trai nhưng thấy mặt anh, tôi hoảng hồn chạy

22 phút trước

Con dâu mang bầu bật điều hòa tốn 3,5 triệu tiền điện, mẹ chồng nói 1 câu đầy tổn thương

23 phút trước

Chị dâu thay chồng nuôi em ăn học 10 năm, ngày lên xe hoa nghe câu thủ thỉ của chị,...

24 phút trước

Nhỡ có thai với bạn trai, tôi đưa anh về ra mắt, nào ngờ gia đình bắt chia tay vội

1 giờ trước

Đến chăm cháu nội được con trai biếu 2 triệu, quyết định của tôi khiến các con hối hận

1 giờ trước

Vợ đi công tác xa, tôi phát hiện ra bí mật không ngờ của mẹ vợ

1 giờ trước

Chăm con dâu ở cữ mẹ chồng toàn quên nấu ăn, tôi định đuổi khéo nhưng đọc cuốn sổ bà...

2 giờ trước

Sau 1 năm ốm liệt giường, mẹ chồng tôi vội họp gia đình tuyên bố: Tài sản cho con dâu...

2 giờ trước

Biết con dâu tương lai 1 nách 2 con nhỏ, mẹ chồng tôi thủ thỉ: Để bác chăm cùng cho...

2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình