Trong một cuộc phỏng vấn với Hindustan Times Lifestyle, Tiến sĩ Anish Pillai, Trưởng nhóm Tư vấn - Khoa Nhi và Nhi sơ sinh tại Motherhood Hospitals ở Kharghar và Navi Mumbai, Ấn Độ, chia sẻ: “Mặc dù gió mùa được biết là có thể giúp giảm bớt cái nóng thiêu đốt của mùa hè, nhưng cũng tạo tiền đề cho vô số vấn đề sức khỏe, một trong số đó là 'cảm lạnh thông thường' hoặc nhiễm trùng cúm. Bệnh cúm thường xảy ra ở trẻ em trong mùa mưa. Vì vậy, việc chăm sóc trẻ bị sổ mũi, ho và sốt đã trở thành một lo lắng tất yếu trong cuộc sống của các bậc cha mẹ”.
Tại sao tiêm phòng cúm lại quan trọng đối với trẻ em?
Tiến sĩ Anish Pillai trả lời: “Cúm là một bệnh nhiễm vi-rút truyền nhiễm gây tổn hại đến đường hô hấp và phổi của trẻ và là bệnh hô hấp phổ biến nhất gặp ở trẻ em trong mùa mưa. Cúm dẫn đến cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ như phải nghỉ học,v.v. Ngoài ra, một số trẻ có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, thiếu oxy, khó chịu và chán ăn, phải nhập viện. Vi-rút cúm lây lan qua các giọt nước bắn ra khi người bệnh cúm có xu hướng ho, hắt hơi hoặc thậm chí nói chuyện. Do đó, khi ở gần người bị nhiễm bệnh, có thể có nguy cơ mắc bệnh cúm cao hơn".
Tiến sĩ Anish Pillai giải thích: “Những giọt nước bọt trong không khí có thể lan xa khoảng 7 feet và tiếp cận những người khác ở gần đó. Vì vậy, với những trẻ đi nhà trẻ hoặc đi học, mùa gió mùa trở thành một chu kỳ liên tục của các đợt nhiễm cúm liên tục. Vắc-xin cúm không chỉ bảo vệ trẻ mà còn bảo vệ những người xung quanh, bao gồm cả những người lớn tuổi trong gia đình. Vắc xin cúm được phát triển hàng năm với các chủng cúm phổ biến, đảm bảo khả năng bảo vệ tốt nhất. Thuốc tiêm phòng cúm truyền thống có chứa vi-rút cúm bất hoạt (cúm A và B), an toàn và hiệu quả.”
Tiến sĩ Anish Pillai giải thích thêm: “Cha mẹ không nên bỏ qua việc tiêm phòng cúm vì sợ tác dụng phụ, vì tác dụng phụ chỉ ở mức độ nhẹ như sốt, nhức đầu và sưng tấy trong một hoặc hai ngày tại chỗ tiêm. Tiêm vắc-xin cúm hàng năm sẽ tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa các triệu chứng hoặc biến chứng nghiêm trọng".
Ngoài ra, để phòng bệnh cúm, cha mẹ nên dạy trẻ che miệng, mũi khi ho/hắt hơi, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách an toàn với mọi người, đeo khẩu trang nếu không khỏe, tránh nơi đông người hoặc gần người bệnh và ăn uống đầy đủ để tăng cường khả năng miễn dịch, theo tiến sĩ Anish Pillai.