Phụ Nữ Sức Khỏe

Tác dụng của lá sen đối với sức khỏe mọi người

Từ xưa, tất cả các bộ phận của sen, từ lá sen, hạt sen, tâm sen, củ sen... đều được sử dụng làm món ăn, bài thuốc. Nhưng tác dụng của lá sen để chữa bệnh nhiều người còn chưa khai thác đúng và đủ. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả có thêm kiến thức bao quát về tác dụng của lá sen một cách sâu sắc nhất.

Thông tin dinh dưỡng về lá sen

Lá sen được dân gian gọi bằng tên hà diệp, liên diệp. Đây là một loại dược liệu xuất hiện khá phổ biến trong y học cổ truyền. Theo Đông y, lá sen vị đắng, tính bình, hơi chát, mùi thơm nhẹ, không độc, tác động trực tiếp vào ba kinh can, tỳ, thận, tác dụng thanh nhiệt, tan ứ, cầm máu, tán ứ, an thần, lợi thấp.

Lá sen dùng làm dược liệu yêu cầu phải là những lá màu lục, nguyên vẹn, không bị sâu hay có vết thủng.

tac dung cua la sen
Không phải ai cũng biết hết tác dụng của lá sen - Ảnh minh họa: Internet

Sen phân bố tại các ao đầm, được thu hái quanh năm, song thời điểm chủ yếu rơi vào mùa hè, thu. Người ta thường dùng lá non (phần lá cuộn lại chưa mở), hoặc lá bánh tẻ, bỏ cuống. Có thể chế biến từ lá tươi hoặc lá khô đã qua phơi, sao.

Theo nghiên cứu, lá sen chứa lượng lớn quercetin và flavonoids. Hai dưỡng chất này có chức năng tái tạo thành mao mạch, chống chảy máu bên trong cơ thể. Từ đó hạn chế các nguy cơ rong kinh, chảy máu đường ruột, tiểu ra máu. Chất alkaloid trong lá sen còn có tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao.

Ngoài ra, lá sen còn chứa một số thành phần khác như 0,20 – 0,30% tanin, lượng nhỏ ancaloit (gồm nonuxiferin C18H1902N, nuxiferin C19H21O2N, roemerin C18H1702N, quercetin...).

Những tác dụng của lá sen với sức khỏe

Lá sen có nhiều công dụng khi được dùng đúng cách, đúng tình trạng bệnh với liều lượng phù hợp sẽ đem lại nhiều hiệu quả bất ngờ. Theo đó, cả lá sen tươi và lá sen khô đều mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe con người. 

tac dung cua la sen 1
Lá sen khô có nhiều tác dụng đặc biệt với sức khỏe con người - Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của lá sen trong giảm béo, giảm mỡ máu

Bên trong lá sen có chứa nhiều Flavonoid, một nhóm hợp chất polyphenol có tác dụng cản trở các phản ứng oxy hóa nội môi, hạ lipid và cholesterol xấu trong máu. Tác dụng của chúng còn giúp giảm triệu chứng mỡ trong máu gây ra các bệnh mãn tính nguy hiểm như xơ vữa động mạnh, tai biến, thoái hóa chức năng gan, thận…

Nói về tác dụng lá sen giảm cân, PGS, TS. Nguyễn Duy Thuần, Phó Giám đốc Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu y dược cổ truyền Tuệ Tĩnh chia sẻ: “Chưa thể kết luận lá sen có tác dụng giảm béo mà nó chỉ điều hòa lipid máu theo xu hướng làm giảm lipid tự do và cholesterol máu và dùng có lợi cho người béo chứ không thể nói là uống để giảm cân được”

Thực tế, uống lá sen là phương pháp giảm cân lành mạnh. Lá sen kết hợp với các liệu trình giảm cân khác sẽ phát huy tác dụng rất lớn. Không nên uống nước lá sen đơn thuần để giảm cân, rất dễ gây ra ngộ độc.

Chuyên gia khẳng định, uống nước lá sen kết hợp tập thể dục đúng cách sẽ giúp giữ dáng thon, giảm béo hiệu quả và an toàn, không gây mất sức.

Tuy nhiên, không dùng nước lá sen thay nước khi đang dùng song song với thực phẩm giảm cân khác. Nên uống nước lá sen trước bữa ăn ít nhất 30 phút hoặc sau bữa ăn khoảng 1 giờ để không gây ảnh hưởng quá trình tiêu hóa.

tac dung cua la sen 2
Trà lá sen sử dụng giảm cân an toàn cho mọi người - Ảnh minh họa: Internet

Uống 4 - 6 tách trà lá sen mỗi ngày còn có tác dụng lợi tiểu, giảm béo. Bạn có thể sử dụng thức uống này khi bụng không "quá tải" để mang lại hiệu quả cap. Đồng thời, chế độ ăn kiêng khi uống trà lá sen cũng không cần quá khắt khen.

Nghiên cứu cho thấy sau khi dùng trà lá sen trong khoảng thời gian nhất định, sở thích ăn uống của bạn sẽ thay đổi một cách tự nhiên nhờ thành phần đặc biệt trong trà. Từ đó, cơ thể bạn sẽ dễ dàng "nói không" với những thực phẩm giàu chất béo.

 

Tác dụng của lá sen trong chữa gan nhiễm mỡ

Lượng mỡ tích tụ trong gan lớn hơn 5% so với trọng lượng gan sẽ gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Đây là căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại do thói quen ăn uống không hợp lý, quá nhiều đường, chất béo, thường xuyên uống rượu bia…

Tuy không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng chúng ta cần phát hiện và điều trị gan nhiễm mỡ sớm để tránh các biến chứng có thể xảy ra như xơ gan, suy gan, thậm chí là ung thư gan.

Trong dân gian có nhiều bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ rất tốt, trong bài viết này muốn đề cập đến một vị thuốc cực kỳ quen thuộc nhưng lại ít được nhiều người biết đến đó chính là lá sen.

tac dung cua la sen 00
Lá sen cũng có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị chứng gan nhiễm mỡ - Ảnh minh họa: Internet

Lá sen có chứa các hoạt chất như các acid hữu cơ, flavonoid, alcaloid, vitamin C… có tác dụng an thần, trị mất ngủ, chống co thắt cơ trơn, chống choáng phản vệ, ức chế loạn nhịp tim, làm giảm cholesterol trong máu, chữa băng huyết, cao huyết áp, chảy máu cam… Đây được xem là một loại thảo dược rất thích hợp với bệnh nhân gan nhiễm mỡ vì nó có khả năng giúp giảm mỡ, chống lại sự tích tụ mỡ trong gan.

Cách dùng lá sen để chữa bệnh gan nhiễm mỡ như sau: Mang lá sen tươi đem phơi hoặc sấy khô sau đó sao thơm rồi dự trữ để hãm nước uống hàng ngày.

Hoặc có thể nấu cháo lá sen ăn, lâu ngày sẽ giúp đào thải lượng mỡ ra khỏi gan một cách an toàn.

Công dụng của trà lá sen

Lá sen ngoài việc sử dụng tươi, khô còn có thể dùng để làm trà. Trà lá sen là thức uống được nhiều người ưa thích và sử dụng rộng rãi ở nước ta. Có thể kể đến những công dụng dưới đây của trà lá sen:

tác dụng trà lá sen
Trà lá sen nhiều công dụng bất ngờ với sức khỏe mọi người - Internet

Chống chảy máu

Lá sen chứa quercetin và flavonoids giúp tái tạo thành mao mạch nên chống chảy máu bên trong cơ thể như chảy máu đường ruột, đi tiểu ra máu, rong kinh...

Theo các chuyên gia, những người cao tuổi bị xơ cứng động mạch hay từng bị tai biến mạch máu não nên dùng trà lá sen. Ngoài ra khi bị vết thương chảy máu ngoài da, đắp trà lá sen bao phủ vết thương cũng có tác dụng cầm máu nhanh chóng.

Điều hòa cơ thể, trị mất ngủ

Trà lá sen là một trong những phương thuốc điều trị các bệnh dạ dày, lá lách và gan, được sử dụng nhiều trong mùa hè vì có tác dụng thanh nhiệt hay giải cảm. Ngoài ra, chất alkaloid có trong trà lá sen chống huyết áp cao. Loại thảo dược này cũng làm giảm cảm giác bồn chồn, lo lắng, tim đập nhanh và mất ngủ.

Tác dụng tốt cho sức khỏe, vẻ đẹp phụ nữ

Phụ nữ sau khi sinh thường dùng trà lá sen để đẩy lượng máu hôi còn tồn đọng trong cơ thể. Trong y học cổ truyền của người Ấn Độ cũng như phương pháp làm đẹp hiện đại của phụ nữ Hàn Quốc, người ta dùng lá sen tươi hoặc trà lá sen nấu nước dùng để rửa mặt. Điều này giúp khử tế bào chết, bụi bẩn, lưu thông khí huyết làm da mặt sáng và mịn màng hơn.

Giảm cân hiệu quả

Lá lách có vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng từ ruột non đến các cơ quan khác trong cơ thể và loại bỏ chất lỏng dư thừa. Nếu lá lách không hoạt động tốt, chất lỏng dư thừa bao gồm axit béo và carbohydrate sẽ chuyển hóa thành chất béo, tạo thành các mô mỡ. Tinh chất trong lá sen có tác dụng hỗ trợ sự hoạt động của lá lách, ngăn chặn sự hình thành chất béo thông qua sự trao đổi chất.

Vì vậy trà lá sen được sử dụng cho những người tăng cân do ăn quá nhiều chất béo và các thực phẩm có dầu mỡ, người có công việc ít vận động như nhân viên văn phòng ngồi lâu với máy tính, người trông coi cửa hàng...

Theo các chuyên gia, phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh không nên dùng trà lá sen cũng như các loại trà khác. Không dùng trà lá sen cho phụ nữ đang mang thai. Nên dùng trước bữa ăn ít nhất 30 phút và sau bữa ăn 1 giờ để không làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.

Cách pha trà lá sen 

Bỏ một nhúm trà lá sen vào bình, đổ nước sôi vào và đậy nắp lại ngâm khoảng mười phút để tinh chất trong lá sen tan ra hòa trộn vào nước. Nước trà lá sen có màu xanh đậm và trong hơn những loại trà khác, có mùi thơm dịu nhẹ, thanh khiết.

Để tác dụng của lá sen được sử dụng hiệu quả nhất nên kết hợp với các vị thuốc khác làm trà.

Quế, táo gai

Nguyên liệu: 15g trà lá sen, 50g táo gai, 2g quế, 1 lít nước, 2 muỗng đường.

Cho trà lá sen vào nồi nước, bắt lên bếp đun với lửa nhỏ, khi nào sôi cho táo gai vào đun tiếp khoảng 5 phút. Thêm quế và đường, nấu khoảng 3 phút nữa.

Công dụng: Giảm cân, hạn chế mùi hôi tự nhiên của cơ thể.

Táo gai, hạt quế

Nguyên liệu: 15g táo gai, 15g hạt quế, 20g trà lá sen.

Táo gai cắt lát nhỏ cho vào chảo cùng với hạt quế, trà lá sen. Thêm nước và đun sôi trên lửa nhỏ để uống từ từ.

Công dụng: Hỗ trợ tiêu hóa, giải đờm, khí huyết lưu thông.

Trà hoa nhài, trà xanh

Nguyên liệu: 3g trà xanh, 3g trà hoa nhài, 15g trà lá sen.

Cho 3 thứ trà vào nồi, cho thêm 1 lít nước, đun sôi với lửa nhỏ khoảng 5 phút. Dùng khi còn ấm sẽ hiệu quả hơn.

Công dụng: Giải nhiệt, cải thiện các triệu chứng hay chóng mặt và tức ngực.

Đậu xanh

Nguyên liệu: 20g trà lá sen, 50g đậu xanh.

Đậu xanh rửa sạch cho vào nồi cùng với trà lá sen, thêm khoảng 1 lít nước, đun sôi 5 phút.

Công dụng: Giải nhiệt, giảm mỡ máu.

 

trà lá sen giảm mỡ máu
Không quá khó để bạn học cách pha trà lá sen - Ảnh minh họa: Internet

Vỏ quýt khô

Nguyên liệu: 500g vỏ quýt khô, 50g trà lá sen, 100g lúa mạch, 100g táo gai.

Cho các nguyên liệu trên vào nồi và đun với lửa nhỏ để sôi khoảng 7-10 phút.

Công dụng: Giảm cân, giảm đờm.

Có thể thấy, tác dụng của lá sen vô cùng đa dạng đối với sức khỏe của mọi người, ở mọi độ tuổi. Khi sen vào mùa, bạn đừng quên tận dụng các bộ phận của loại thực vật này để bồi bổ cơ thể các thành viên trong gia đình. 

Minh Anh

Tin liên quan

6 thực phẩm thuần chay giúp bạn giảm cân

Hiện nay, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, có một số loại thực phẩm thuần chay giúp...

Cách nấu nước đậu đen xanh lòng giảm cân, lấy lại vóc dáng thon thả vô cùng nhanh chóng

Giảm cân bằng đậu đen xanh lòng là phương pháp vô cùng tự nhiên và đơn giản. Chỉ mất vài...

Giảm cân và loại bỏ mỡ bụng nhanh chóng với trà quế pha mật ong

Sử dụng trà quế pha mật ong sẽ giúp tăng tốc độ đốt cháy chất béo và giảm cân nhanh.

Giảm cân sai cách: Nguy hại khôn lường

Khi bị thừa cân, nhiều người cảm thấy tự ti (đặc biệt là phái nữ) và tìm đến các...

5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày

Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...

Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...

Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?

Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

16 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

17 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 7 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 7 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 7 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 11 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 12 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 16 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình