Sốt siêu vi có thể nói là không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi chỉ sau vài ngày, tuy nhiên ở một số trường hợp biến chứng có thể khiến bệnh tiến triển nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong. Hầu hết trẻ em dễ mắc phải sốt siêu vi hơn người lớn do sức đề kháng yếu. Sốt siêu vi còn được gọi là sốt virus, là một loại bệnh cấp tính, thường gặp ở trẻ em và người lớn tuổi do hệ miễn dịch yếu. Trong các nguyên nhân gây ra sốt siêu vi thì điển hình nhất là virus Rhinovirus, Adenovirus, Enterovirus, Virus cúm…Tùy theo loại virus mà có những triệu chứng bệnh khác nhau. Sốt siêu vi ở trẻ em thường gặp vào thời điểm giao mùa vì thời tiết thay đổi đột ngột sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh.
Nhiều người thắc mắc bệnh sốt siêu vi phát ban ở trẻ em kéo dài mấy ngày. Thông thường, trung bình bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày. Tuy nhiên bệnh này lại được cho là nghiêm trọng vì diễn biến của bệnh chuyển biến rất nhanh từ những dấu hiệu không đáng lo thành biến chứng có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào, rất khó kiểm soát. Sốt siêu vi có thể lây từ người sang người qua đường hô hấp và tiêu hóa. Vì vậy, bệnh nhân cần hạn chế phát tán virus khi nói chuyện, hắt hơi, ho, sổ mũi. Cần tránh tiếp xúc trực tiếp qua đường ăn uống, giao tiếp và các vật dụng nơi công cộng như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, đồ chơi trẻ em có nhiễm virus gây bệnh từ bệnh nhân. Không đến những nơi công cộng để virus không thể lây lan và bùng phát thành dịch một cách nhanh chóng. Có một số ít virus lây truyền qua đường máu thông qua việc tiêm chích, truyền máu, quan hệ tình dục hay từ mẹ truyền cho con trong lúc sinh.
Trong giai đoạn ủ bệnh, hầu hết các trường hợp sốt siêu vi có biểu hiện tương đối giống nhau. Triệu chứng bệnh sốt siêu vi ở trẻ em thường không rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường, biểu hiện cũng có thể nhẹ, cao, liên tục, ngắt quãng rất khó kiểm soát. Bệnh nhân sẽ viêm đỏ ở đầu họng, chảy mũi nước, nghẹt mũi, đỏ mắt, nhức đầu, ho, đau khớp, đau cơ và nổi ban da và sốt siêu vi ở trẻ em dưới 1 tuổi sẽ quấy khóc nhiều, bỏ bú. Sốt siêu vi ở trẻ em sẽ gây nên tình trạng sốt vừa hoặc sốt cao, từ 38-39 độ C, nhiều trường hợp có thể lên tới 40 độ. Nếu không được khắc phục kịp thời bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát sẽ có những dấu hiệu đặc trưng như: Sốt cao theo từng cơn, co giật, có thể rơi vào trạng thái hôn mê, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
Các biện pháp phòng ngừa sốt siêu vi ở trẻ em bao gồm:
- Ăn uống khoa học và đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Vệ sinh nhà cửa và giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát để ngăn chặn sự xâm nhập cũng như tạo điều kiện phát triển cho các virus gây bệnh.
- Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ bằng cách rửa tay trước khi ăn và sau khi vệ sinh, rửa sạch đồ chơi cho trẻ để tránh nhiễm khuẩn khi đưa vào miệng.
- Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng và dùng khăn giấy khi hắt hơi, sổ mũi hoặc dùng tay che miệng lại.
Đối với trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ có thể cho điều trị và theo dõi tại nhà, không nhất định phải nằm viện. Tại nhà, cha mẹ có thể theo dõi tình trạng bệnh cho trẻ mau phục hồi như sau:
- Kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên, khi có biểu hiện sốt cao trên 38 độ C thì dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, cụ thể là Paracetamol với liều 10 -15 mg/kg/lần, các lần cách nhau 4 – 6 giờ.
- Mặc quần áo dễ thấm mồ hôi, thoải mái cho trẻ. Dùng khăn ấm vắt ráo nước lau người cho trẻ, đặc biệt là vùng nách và bẹn.
- Ngoài ra, cần bổ sung nước vì khi sốt cao trẻ sẽ bị mất nước rất nhiều bằng cách cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa như súp, cháo. Chia thành nhiều bữa nhỏ để trẻ dễ hấp thụ. Các loại nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin C như nước cam cũng giúp trẻ tăng cường sức để kháng trong thời gian ủ bệnh.
Các bậc phụ huynh cần phải theo dõi sát sao sốt siêu vi ở trẻ em, khi trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần cho trẻ tới các cơ sở y tế thăm khám và điều trị, tránh để dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.