Phụ Nữ Sức Khỏe

Nhận biết các biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ em như thế nào?

Niềm vui của các bậc cha mẹ khi thấy con mình mọc răng rất khó tả, đặc biệt khi bé nở một nụ cười khỏe mạnh và hạnh phúc. Hầu hết trẻ em sẽ bắt đầu mọc răng khoảng sáu tháng tuổi. Vì vậy, cha mẹ cần thuộc lòng những biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ em.

Nguyên nhân gây sốt mọc răng ở trẻ em là gì?

Thông thường, một số nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng nhiệt độ cơ thể trẻ ở mức độ thấp trong giai đoạn mọc răng. Vì vậy, thuật ngữ sốt mọc răng thường được nhắc đến như một dấu hiệu mọc răng sớm ở trẻ em.

Sốt có thể là do tình trạng viêm nướu trong quá trình “trồi” lên của răng. Nếu em bé của mẹ bị tăng nhiệt độ vượt quá 38 độ C hoặc bị tiêu chảy kèm theo, có khả năng cao là trẻ bị bệnh khác không liên quan đến việc mọc răng.

Thời gian mọc răng kéo dài bao lâu?

Thời gian mọc răng ước tính - Ảnh minh họa: Internet

Tình trạng viêm nướu xảy ra khi nướu bị sưng và khi răng bé mọc “xuyên qua” bề mặt nướu. Cơn đau và sốt này thường sẽ kéo dài một vài ngày. Tuy nhiên, răng bé sẽ mọc ở các thời kỳ khác nhau khi trẻ lớn dần. Vì vậy, chu kỳ sốt có thể xảy ra nhiều lần.

Tuy nhiên, nhiệt độ sốt mọc răng ở trẻ em thường chỉ được ghi nhận ở những chiếc răng đầu tiên, khi những chiếc răng sữa đang dần lấp đầy miệng bé, cơn đau và sốt của trẻ thường không nhiều, thậm chí là trẻ mọc răng mà không có biểu hiện gì.

Triệu chứng mọc răng thường gặp và biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ em

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mọc răng sẽ khác nhau ở mỗi bé và khác nhau giữa những chiếc răng. Một số dấu hiệu thường thấy khi trẻ mọc răng bao gồm:

Chảy nước dãi nhiều có thể là một trong các dấu hiệu mọc răng - Ảnh minh họa: Internet
  • Chảy nước dãi: Trẻ sản xuất nước bọt quá mức khi mọc răng. Tuy nhiên, đây không phải là một yếu tố dự đoán mọc răng đáng tin cậy.
  • Phát ban khi mọc răng: Đặc trưng là nứt nẻ môi, nổi mẩn đỏ quanh cằm và miệng.
  • Phản xạ bịt miệng và ho: Việc tiết nước bọt quá mức có thể kích hoạt phản xạ ho hoặc nôn của trẻ sơ sinh.
  • Cắn: Một số bé muốn giảm bớt cảm giác khó chịu khi mọc răng bằng cách nhai và cắn.
  • Quấy khóc
  • Chảy máu, bầm nướu: Đôi khi sẽ có một khối máu tụ hình thành trên nướu của trẻ khi răng sắp mọc. Khối máu tụ này có thể màu đỏ hoặc tím và thường tự biến mất khi răng mọc lên.
  • Biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ: Nhiệt độ cơ thể bé cao hơn bình thường một chút, thường không sốt quá 38 độ C.

Dự đoán trẻ sắp mọc răng

Thời điểm mọc răng sữa (6 tháng tuổi trở đi) thường trùng với độ tuổi mà trẻ sơ sinh bắt đầu khám phá môi trường xung quanh. Trong giai đoạn này, việc trẻ thường đưa tay hoặc đồ vật vào miệng là bình thường.

Tuy nhiên, khi việc đưa tay và đồ chơi vào miệng cắn khá thường xuyên kèm theo việc trẻ bị kích thích, không chịu ăn, khó ngủ thì đó có thể là dấu hiệu mọc răng đến sớm.

Triệu chứng bệnh – không phải dấu hiệu mọc răng

Biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ em là tình trạng thường gặp - Ảnh minh họa: Internet
  • Trẻ bị sốt kèm sổ mũi hoặc nghẹt mũi
  • Sốt cao
  • Phát ban trên cơ thể trẻ
  • Trẻ bị nôn hoặc tiêu chảy

Mẹ có thể làm gì để trẻ dễ mọc răng?

Một vài gợi ý an toàn giúp làm dịu nướu của trẻ khi mọc răng cha mẹ có thể tham khảo:

Nhai

Nhai tạo ra áp lực ngược giúp giảm đau cho răng. Cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng cách cho chúng một cái gì đó an toàn để nhai. Chẳng hạn như vòng mọc răng bằng cao su. Nhiều bé mọc răng cũng thích cạp đồ ướp lạnh để nhai. Ví dụ: Một miếng táo lạnh.

Xoa bóp nướu

Mẹ có thể hỗ trợ bằng cách chà xát ngón tay sạch hoặc khăn mềm mềm vào nướu của bé.

Tránh sử dụng gel gây tê

Không nên sử dụng viên thuốc mọc răng hoặc gel gây tê lên nướu của bé. Những biện pháp này sẽ giảm đau do mọc răng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nó có chứa các thành phần có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ nếu dùng liều quá cao. Một số thành phần đó bao gồm benzocaine và belladonna, cả hai đều có khả năng gây độc cho trẻ sơ sinh.

Vào tháng 1 năm 2017, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cảnh báo phụ huynh ngừng sử dụng các viên thuốc và gel mọc răng tại nhà như viên của Hyland và Baby Orajel Naturals.

Cơ quan này cảnh báo rằng viên thuốc và gel có thể gây rủi ro cho trẻ sơ sinh và khuyên các bậc cha mẹ nên đưa con đi bác sĩ ngay nếu chúng bị co giật hoặc khó thở, thờ ơ, yếu cơ, buồn ngủ quá mức, táo bón, đỏ da, kích động và/hoặc táo bón.

Sử dụng thuốc giảm đau

Có một số cách giúp trẻ dễ chịu hơn khi mọc răng - Ảnh minh họa: Internet

Nếu bé mọc răng ở độ tuổi trên 6 tháng tuổi và khó chịu quá mức vì đau, mẹ có thể cho bé uống Tylenol để giúp kiểm soát cơn đau nếu bác sĩ cho phép.

Vòng cổ mọc răng hổ phách không được khuyến khích

Mặc dù một số cha mẹ cho rằng trẻ sẽ cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng mọc răng khi đeo vòng cổ hổ phách, nhưng chưa có chứng minh nào cho thấy việc giảm các triệu chứng và đau khi mọc răng.

Quan trọng hơn, vòng cổ có nguy cơ siết chặt và gây nghẹt thở, đặc biệt là khi em bé không được mẹ quan sát kĩ. Để được an toàn hơn, mẹ hãy xem xét các lựa chọn thay thế khác.

Khi nào nên tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ?

Hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng mọc răng ở trẻ là nhẹ và ngắn. Đau mọc răng thường dễ dàng kiểm soát và không kéo dài. Tuy nhiên nếu mẹ cảm thấy mọi thứ vượt ra ngoài sự kiểm soát của mẹ thì cần mang bé đến khám ngay khi:

  • Bé bị sốt cao
  • Bé bị nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Bé không bớt đau và quấy khóc mặc dù đã dùng mọi biện pháp kiểm soát cơn đau do mọc răng.

Giai đoạn bé mọc răng có thể là một khoảng thời gian khó chịu cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên đây là một giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ các biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ em để có phương pháp chăm sóc con hợp lý.

Nguồn: https://stjohnskids.com/blog/teething-fever/

Dược sĩ Đỗ Mai Thảo (Theo STjohns Pediatric Dentistry)

Tin liên quan

Sử dụng điện thoại di động khi mang thai: Có an toàn không?

Điện thoại di động dường như là vật bất ly thân đối với mọi người trong thời đại hiện nay....

Phụ nữ mang thai nên và không nên ăn trái cây gì để bé thông minh hơn

Hầu hết tất cả các loại trái cây đều tốt cho bà bầu, tuy nhiên có một số loại kiêng...

Mang thai lần sau tăng cân nhanh hơn lần mang thai đầu vì những lý do này

Bạn đang mang thai lần thứ hai và phát hiện ra rằng cân nặng tăng nhanh hơn so với lần...

Cảnh báo tình trạng trẻ em phải đi cấp cứu vì dùng nhầm mỹ phẩm của cha mẹ

Các loại mỹ phẩm thông dụng từ dầu gội đầu đến lăn khử mùi đã khiến nhiều trẻ em...

Cấp cứu kịp thời sản phụ 25 tuổi vỡ thai ngoài tử cung nhờ quy trình báo động đỏ

Thai phụ nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, nôn ói từng cơn do thai ngoài tử cung...

Các món ăn từ xoài cho bé 3 tuổi đơn giản, dễ thực hiện

Xoài là trái cây ngon ngọt và bổ dưỡng, được tất cả mọi người yêu thích, kể cả trẻ em...

Dấu hiệu sớm nhận biết có thai

Bà bầu thường buồn nôn, căng tức ngực, tăng tiết nước bọt, mệt mỏi... trong tháng đầu thụ thai.

Tin mới nhất

Chồng ngoại tình, vợ dậy từ sớm chuẩn bị bữa sáng rồi kéo vali rời khỏi nhà nhưng lại khiến...

7 giờ trước

Đồng ý nhận 1 tỷ của mẹ bạn trai để chia tay người yêu, ai ngờ ngay hôm sau cô...

7 giờ trước

Bạn gái cầm theo 500 triệu bỏ trốn biệt tích, 3 năm sau gặp lại mới hiểu lý do khiến...

7 giờ trước

Thấy bạn trai phóng xe sang làm nước bẩn té khắp người bán hàng bên vỉa hè, cô gái đã...

11 giờ trước

Chồng đưa bồ về giả làm giúp việc cho tiện ngoại tình nào ngờ vợ phát hiện rồi dựng lên...

11 giờ trước

Chê vợ ở nhà ăn bám nhưng 2 tháng đi làm xa về thì choáng váng khi thấy em vừa...

11 giờ trước

Cô dâu ngã sấp mặt trước đông đảo khách khứa, nhưng phản ứng của chú rể mới khiến mọi người...

11 giờ trước

Bất ngờ bị cô gái lạ tát tới tấp trên phố, tôi chưa kịp hiểu chuyện gì thì bàng hoàng...

11 giờ trước

Sau ngày chồng mất, thủ tiết 10 năm chăm sóc bố mẹ chồng, nào ngờ ông bà tặng ‘món quà...

12 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình