Phụ Nữ Sức Khỏe

Sốt xuất huyết đang bùng phát 60 tỉnh thành, 6 người tử vong, người dân trị ngay “sát thủ giấu mặt” ở trong nhà

Thống kê mới nhất của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết 6 tháng đầu năm 2019, 60/63 tỉnh, thành trong cả nước có tổng số 87.806 ca mắc sốt xuất huyết. 6 người bệnh đã tử vong.

Sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái

6 người tử vong do sốt xuất huyết là người dân thuộc các tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Bình, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, so với cùng kỳ năm 2018, số ca sốt xuất huyết 2019 mắc tăng 3,1 lần (năm 2018 số mắc cùng kỳ là 28.039, tử vong là 8 trường hợp).

Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị la liệt tại bệnh viện Bạch Mai tháng 7/2017. Ảnh: Thu Hà

Trước tình hình này, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị các sở y tế tỉnh, thành phố tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn.

Theo đó, ngành y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình người bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn, bảo đảm phát hiện sớm để điều trị kịp thời, tránh bệnh chuyển độ nặng; không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng, kéo dài.

"Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là tuyến cuối của hệ thống điều trị sốt xuất huyết gồm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW, Bệnh viện Nhi TW, Bệnh viện đa khoa TW Huế, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP. Hồ Chí Minh tích cực, chủ động trong công tác tập huấn, chỉ đạo tuyến, xem xét điều chỉnh lại các quy trình tiếp nhận, xử lý, theo dõi, điều trị người bệnh cho phù hợp với tình hình của từng Bệnh viện và hỗ trợ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới theo khu vực đã được phân công", ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám Chữa bệnh, Bộ Y tế cho hay.

Làm gì để tránh mối họa tử vong vì muỗi đốt?

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng một lần nữa nhấn mạnh về nguyên tắc phòng sốt xuất huyết: “Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là Aedes aegypti. Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất vào sáng sớm và chiều tối. Loại muỗi này rất thích trú đậu ở các xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

Đặc biệt, muỗi Aedes ưa đẻ trứng ở dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, lu nước, chum vại, giếng nước, lọ hoa, chậu cây cảnh, thậm chí ống nước để cắm cờ trên bờ tường…

Muỗi vằn không đẻ ở ao tù, cống rãnh có nước hôi thối. Người dân cần đặc biệt lưu ý điều này”.

Quá trình đi thực tế địa phương, Cục trưởng Phu chia sẻ thêm ông đã gặp những gia đình biệt thự rất đẹp, nhưng trong nhà có bồn cây vạn niên thanh, đổ nước vào cho cây sống, không ai ngờ đó chính là nơi "sát thủ" muỗi thích đẻ trứng. 

Thậm chí muỗi đẻ trứng ở dụng cụ khô, trứng bám ở đó, nước mưa xuống là trứng nở thành muỗi và bay đi truyền bệnh.

Để phòng bệnh bệnh sốt xuất huyết, người dân cần loại bỏ nơi muỗi đẻ trứng tức là loại bỏ mầm bệnh tận gốc. 

TS.BS Đỗ Duy Cường, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai cho biết bệnh sốt xuất huyết không có kháng thể miễn dịch đối với những người đã mắc bệnh.

TS.BS Đỗ Duy Cường, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai. Ảnh: Thu Hà

“Một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời người. Ai cũng có thể mắc bệnh. Sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh, mà chỉ lây qua muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus, sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Trẻ em, người già, người có bệnh mãn tính, phụ nữ mang thai, mới sinh con có sức đề kháng yếu. Đây là những đối tượng cần đặc biệt lưu ý phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, tránh tình trạng vào viện quá muộn, gây những biến chứng đáng tiếc”, TS. Duy Cường nhấn mạnh.

Theo TS. Duy Cường, nếu mức độ bệnh nhẹ, người dân có thể chăm sóc, điều trị tại nhà dưới sự giám sát của trạm y tế phường, xã theo phác đồ của Bộ Y tế.

“Hạ sốt bằng Paracetamol đơn chất, tuyệt đối không dùng Aspirin bởi thuốc này gây chảy máu đường tiêu hóa, kéo dài bệnh.

Bù dịch bằng đường uống Oresol là tốt và an toàn nhất. Ngoài ra, có thể uống nước dừa, cam, nước canh. Chế độ ăn đồ dễ tiêu để cơ thể chóng phục hồi, không cần quá kiêng khem gây suy kiệt. Tránh tự ý truyền dịch bừa bãi tại nhà hoặc cơ sở y tế tư nhân, đặc biệt là ngày thứ 4 trở đi của bệnh. Vì lúc này, truyền dịch sẽ thừa dịch, biến chứng phù phổi, điều trị rất phức tạp”, BS. Cường lưu ý.

Nếu xuất hiện những triệu chứng cảnh báo như hạ tiểu cầu, xuất huyết, tổn thương chức năng thận, chức năng gan, mệt mỏi, nôn, chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt… người bệnh cần nhập viện để điều trị và theo dõi sát sao.

Test phát hiện nhanh vi rút sốt xuất huyết:

Xét nghiệm công thức máu sẽ thấy bạch cầu có thể giảm, tiểu cầu giảm rõ, tốc độ lắng máu tăng để xác định mức độ của bệnh sốt xuất huyết.

Test nhanh sàng lọc sớm sốt xuất huyết, chỉ mất khoảng 30 phút - 1 giờ là cho kết quả. Test nhanh hiện đã có ở bệnh viện, dịch vụ test phát hiện nhanh tại nhà nên rất thuận lợi cho người dân phát hiện bệnh từ sớm.

Dấu hiệu sốt xuất huyết:

- Sốt cao đột ngột, liên tục 3 - 4 ngày đầu, khó hạ sốt

- Ho, sổ mũi, đau nhức mình mẩy, đau nhức hố mắt, mắt đỏ.

- Nôn, có thể tiêu chảy.

- Da đỏ ửng, môi khô do hiện tượng cô đặc máu.

- Có chấm xuất huyết ở dưới da, không có ban.

- Chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

Thu Hà

Tin liên quan

Dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi vẫn chưa thấy điểm dừng

Sau hai tháng bùng phát, đến nay tình hình dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết và sởi vẫn...

Sốt xuất huyết, sởi và tay chân miệng vẫn "tấn công" trẻ nhỏ ở Sài Gòn

Ngày 22/10, Sở Y tế TP HCM cho biết, trong tuần qua, sốt xuất huyết vẫn đang hoành hành nhiều...

Khởi động chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018

Ngày 12-10, Bộ Y tế phối hợp với UBND TPHCM tổ chức “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân...

Tình phí hẹn hò: 'Cưa đôi' hay bạn trai trả?

Ai nên trả tiền khi hẹn hò hay cả hai cùng 'cưa đôi' tình phí là chủ đề của không...

9 thị trấn ma đẹp huyền ảo từ Á đến Âu nên ghé thăm

Những thị trấn này không một bóng người, không khí lạnh âm u kì quái khiến bạn lạnh người khi...

Hơn 100 công nhân ở Đồng Nai nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh đa cua

Tối 15/5, đại diện Trung tâm y tế huyện Trảng Bom (Đồng Nai), cho biết đang cấp cứu hơn 100...

Tình hình sức khỏe của bác sĩ bị kính rơi vào người: Nạn nhân đã rút được dẫn lưu màng...

Sức khỏe của bác sĩ nội trú Hoàng Minh Lý - nạn nhân trong vụ rơi kính tại quán cà...

Tin mới nhất

Vất vả tuổi già chăm cháu, khi con dâu mang thai đứa thứ 3, tôi vội xách giỏ về quê...

36 phút trước

Trách vợ “sướng không biết điều” vì được mẹ chồng chăm lo nhưng nhìn bát cháo trên tay em, tôi...

37 phút trước

Thấy con trai tóc tốt không giống bố, chồng đòi xét nghiệm ADN và cái kết phũ phàng

39 phút trước

Nhập viện cấp cứu vì tai nạn phòng the đáng nhớ

4 giờ trước

Người vợ bị... thượng mã phong sau cuộc 'yêu', phải cấp cứu ngay trong đêm

6 giờ trước

Lỡ dại với vợ cũ, sáng hôm sau tôi bàng hoàng thấy người bên cạnh

6 giờ trước

Bạn thân về nước ghé nhà chơi, vài ngày sau dọn phòng thấy vết máu trên ga giường tôi giật...

6 giờ trước

Biết con gái yêu sớm, chồng tôi không trách còn có suy nghĩ này khiến mẹ con tôi ngỡ ngàng

6 giờ trước

Nghĩ dây chuyền vàng con dâu tặng đắt tiền nên tôi đi trả, lời nhân viên bán hàng nói khiến...

6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình