Phụ Nữ Sức Khỏe

Sốt 7 ngày không đỡ, mẹ ngã ngửa khi biết con 11 tháng bị nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người”

Bệnh nhi bị sốt 7 ngày, dù đã được điều trị nhưng không khỏi. Sau đó các bác sĩ đã làm xét nghiệm, cấy máu, chụp chiếu mới xác định cháu bé bị nhiễm Whitmore - loại vi khuẩn ăn thịt người.

Bác sĩ Phạm Văn Hà - Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận trường hợp trẻ nhi 11 tháng vào viện vì sốt ngày thứ 7 (trước đó đã điều trị tại bệnh viện huyện 5 ngày) nhưng trẻ vẫn còn sốt cao từng cơn 40 độ, trong cơn sốt trẻ rét run, ho đờm nhiều, khò khè.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân ở trong tình trạng nặng nên đã cho trẻ làm các xét nghiệm máu, chụp X-Quang tim phổi, cấy máu, chụp cắt lớp vi tính phổi.

Sau khi có kết quả, trẻ được chẩn đoán: Nhiễm khuẩn huyết, áp xe phổi và được điều trị kháng sinh liều cao phổ rộng. Sau 3 ngày có kết quả cấy máu bệnh nhi dương tính với Whitmore (Burkholderia pseudomallei), một loại vi khuẩn vẫn thường được gọi là “vi khuẩn ăn thịt người”. 

Bác sĩ Hà cho biết, sau khi hội chẩn toàn viện và hội chẩn các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, ngoài vấn đề dùng kháng sinh điều trị bệnh, trẻ còn cần phải can thiệp các phẫu thuật ngoại khoa dẫn lưu mủ trong phổi ra ngoài,…vì vậy các bác sĩ thống nhất chuyển bệnh nhi về tuyến trung ương điều trị tiếp.

Thông tin chung về bệnh Whitmore do bác sĩ Phạm Văn Hà cung cấp:

Bệnh Whitmore là gì?

Bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” (tên khoa học Whitmore) là căn bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và không được điều trị kịp thời. Ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh, việc điều trị cũng vô cùng khó khăn và có nguy cơ tử vong cao.

Bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore (hay còn gọi là melioidosis) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cấp tính do vi khuẩn gram âm có tên Burkholderia pseudomallei gây nên. Bệnh do bác sĩ Afred Whitmore mô tả năm 1912 tại Miến Điện, từ đó lấy tên bệnh là Whitmore.

Vi khuẩn này sống trên bề mặt nước và trong đất đặc biệt là bùn đất, lây sang người qua vết trầy xước trên da hoặc qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất hoặc giọt nước li ti trong không khí có chứa vi khuẩn, nhất là vào mùa mưa

Biểu hiện

Bệnh Whitmore biểu hiện ở các vị trí khác nhau nên dấu hiệu và triệu chứng cũng khác nhau:

+ Nhiễm trùng phổi: Tác động của nhiễm trùng phổi có thể từ viêm phế quản nhẹ đến viêm phổi nặng với các triệu chứng như sốt, nhức đầu, chán ăn, ho, khó thở, đau ngực và đau nhức cơ.

+ Nhiễm trùng cục bộ: Đau hoặc sưng ở một vùng nhất định (khu trú), chẳng hạn như tuyến mang tai, nơi thường liên quan nhất với quai bị và nằm bên dưới và phía trước tai.

+ Nhiễm trùng trên da (viêm mô tế bào) với các dấu hiệu đau hoặc sưng, loét và áp xe, kèm theo sốt và đau cơ.

+ Nhiễm trùng máu: Nếu vi khuẩn Whitmore xâm nhập vào máu sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng máu với các triệu chứng gồm: sốt cao rét run, đau đầu, đau họng, khó thở, đau vùng bụng trên, tiêu chảy, đau khớp và đau cơ, vết loét có mủ trên da…

+ Nhiễm trùng lan tỏa: Vết loét hình thành ở nhiều cơ quan khác nhau rải rác trên cơ thể, sụt cân, đau đầu, co giật, đau ở các bộ phận khác nhau (ngực, dạ dày, cơ, khớp).

Biện pháp phòng bệnh

- Mang giày, ủng và găng tay bảo hộ khi làm việc ở môi trường nước.

- Tránh tiếp xúc với những nơi có nguồn nước, đất bị ô nhiễm nếu mắc bệnh tiểu đường, viêm thận mãn tính có vết xước, hay vết thương hở trên da.

- Tránh ra đường trong mùa mưa bão, nước ngập vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore có thể sống rất lâu trong môi trường này; hoặc che chắn, băng bó vết thương cẩn thận nếu phải ra ngoài lúc trời mưa bão.

- Nhân viên y tế nên đeo khẩu trang, găng tay và áo khoác diệt khuẩn khi làm việc.

- Luôn khử trùng thớt, dao và thường xuyên thay miếng rửa chén trong gia đình

- Uống nước đun sôi, nước đóng chai.

- Nếu nghi ngờ mắc bệnh Whitmore, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.a

Theo Lê Phương/Thoidaiplus

Tin liên quan

Bệnh Whitmore từng bị đồn "ăn thịt người" tái xuất

Người đàn ông 53 tuổi, đi làm ngoài đồng bị cọc tre nhọn ở bờ ruộng đâm vào bàn chân....

Nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người” khi ăn hàu sống, một bệnh nhân vô phương cứu chữa

Sau khi nhiễm vi khuẩn V. vulnificus do trước đó ăn hàu sống, nam bệnh nhân đã bị sốc nhiễm...

Bé 4 tuổi nguy kịch vì ăn lá lộc mại

Sau 2 ngày ăn lá cây lộc mại để chữa táo bón, bệnh nhi tiểu ra máu, da vàng.

Quảng Nam: Nuốt phải móc khóa, bé 6 tuổi nhập viện cấp cứu

Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị vừa gắp thành công 1...

Chữa tưa lưỡi bằng thuốc cam, bé 3 tháng tuổi nguy kịch

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn kết luận bệnh nhi bị ngộ độc chì có trong thuốc...

Bé trai 21 tháng tuổi loét thực quản, dạ dày vì uống nhầm chất tẩy bồn cầu

Cầm chiếc chén đựng chất tẩy rửa bồn cầu chưa kịp rửa sạch, bé trai cho vào miệng uống. Dù...

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

19 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

19 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

19 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

19 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

19 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

19 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 9 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 9 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình