Phụ Nữ Sức Khỏe

Số mắc Covid-19 giảm sâu, 9 bài học kinh nghiệm trong chống dịch

Bộ Y tế cho biết, dịch Covid-19 hiện nay đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, số mắc, tử vong giảm sâu. Số mắc trung bình tháng giảm 14 lần so với năm 2021 và giảm 82 lần so với năm 2022.

Đại dịch Covid-19 ghi nhận các ca bệnh đầu tiên cuối tháng 12/2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc. Dịch sau đó nhanh chóng lây lan và bùng phát tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Ngày 30/1/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế và đánh giá là đại dịch toàn thế giới ngày 11/3/2020. 

Sau hơn 3 năm xảy ra đại dịch, ngày 5/5, WHO xác nhận Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế. 

Việt Nam ghi nhận trường hợp mắc đầu tiên vào ngày 23/01/2020. Đến nay, cả nước ghi nhận hơn 11,6 triệu trường hợp mắc, 43.206 người tử vong. Việt Nam đã trải qua 2 giai đoạn chống dịch với 4 đợt bùng phát. 

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ bao phủ vaccine phòng Covid-19 cao trên thế giới (Ảnh minh họa: D.P).

Dịch Covid-19 hiện nay đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, số mắc, tử vong giảm sâu. Số mắc trung bình tháng giảm 14 lần so với năm 2021 và giảm 82 lần so với năm 2022. Tỷ lệ tử vong do Covid-19 giảm từ 1,86% năm 2021 xuống 0,11% năm 2022 và hiện còn 0,02% trong năm 2023. 

Cả nước đã tiêm hơn 266,5 triệu mũi vaccine phòng Covid-19. 

Ngày 19/10, Bộ Y tế ban hành quyết định điều chỉnh bệnh Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B. 

Theo Bộ Y tế, thực tiễn phòng, chống dịch Covid-19 để lại nhiều bài học kinh nghiệm hết sức quý báu về chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội, nhất là cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung và công tác phòng, chống dịch nói riêng.

Dưới đây là 9 bài học kinh nghiệm phòng chống dịch Covid-19 tại nước ta:

Thứ nhất là sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. 

Việt Nam đã huy động nguồn lực trong và ngoài nước, nguồn lực của nhân dân và xã hội với mục tiêu đặt lợi ích, tính mạng và sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết; lấy người dân là trung tâm, là chủ thể.

Thứ hai là sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng, hiệu quả giữa các cơ quan, giữa các địa phương, đặc biệt sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành y tế, công an, quân đội và các ngành liên quan trong phòng, chống dịch và đảm bảo an sinh, an ninh, an toàn trật tự xã hội.

Thứ ba là việc chủ động từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở. Chúng ta kiên định, nhất quán với biện pháp chống dịch theo diễn biến từng giai đoạn đồng thời linh hoạt, điều chỉnh phù hợp khi tình hình thay đổi.

Thứ tư là bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình, làm tốt công tác dự báo, căn cứ dữ liệu khoa học để đưa ra các biện pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả; sẵn sàng về mọi mặt và có phương án, kịch bản khoa học bảo đảm ứng phó hiệu quả với mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ.

Thứ năm là tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt, phù hợp, sát thực tiễn, xác định trách nhiệm người đứng đầu, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, nhất là cấp cơ sở gắn với đặc thù ngành, lĩnh vực, địa bàn. 

Bên cạnh đó, chúng ta cũng thực hiện phân cấp, phân quyền, tăng cường kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các tham nhũng, tiêu cực.

Thứ sáu là nâng cao năng lực hệ thống y tế, y tế dự phòng, y tế cơ sở đảm bảo đáp ứng yêu cầu khi dịch bùng phát hoặc trong tình huống khẩn cấp về dịch bệnh. Đồng thời, luôn chuẩn bị sẵn sàng các phương án với các điều kiện đảm bảo để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ y tế của người dân từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở.

Thứ bảy là sự minh bạch trong việc cung cấp thông tin, truyền thông sâu rộng, tạo được sự tham gia, hưởng ứng tích cực, đồng thuận của người dân trong công tác phòng, chống dịch.

Thứ tám là việc thực hiện đồng bộ vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế, đồng thời thực hiện các giải pháp an ninh, an toàn trật tự xã hội trong tình huống dịch bệnh bùng phát.

Thứ chín, chủ động, tích cực tăng cường hợp tác, ngoại giao y tế với các quốc gia, tổ chức quốc tế để chia sẻ thông tin, vận động hỗ trợ các nguồn lực quốc tế, các kinh nghiệm phòng, chống đại dịch và nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

Theo Nam Phương/Dân Trí

Tin liên quan

Cách đơn giản phòng ung thư nhiều người không biết

Ngoài bỏ thuốc lá, dừng uống rượu bia, bớt ăn thịt đỏ, bổ sung nhiều rau, trái cây, thói quen...

5 điều khủng khiếp có thể xảy ra nếu nhịn hắt hơi: Đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe, gây...

Trong một số trường hợp, mặc dù việc ngăn chặn một cơn hắt hơi là lịch sự nhưng bạn không...

Top những lợi ích tuyệt vời nếu ăn cá thường xuyên: Tăng cường thị lực, tốt cho tim mạch, giảm...

Hãy cùng tìm hiểu 7 lợi ích hàng đầu mà cá mang lại cho sức khỏe con người nhé.

Nguy cơ lây lan do thời tiết

Nhiệt độ ấm lên kết hợp với nước lũ có thể khiến nhiều người có nguy cơ bị viêm não...

Làm ngay điều này để tránh biến chứng của huyết áp cao

Nhiều người bỏ qua tình trạng tăng huyết áp của mình trong khi trên thực tế, nó rất nguy hiểm.

Đừng thờ ơ với bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng não ở trẻ do virus viêm não Nhật Bản...

Nguy kịch vì căn bệnh cả nghìn người Hà Nội đang nhiễm

Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội) thường xuyên tiếp nhận nhiều ca sốt xuất huyết nặng kèm bệnh...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

15 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

15 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

15 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 5 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 6 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 6 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 10 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 10 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình